Tìm kiếm
Close this search box.
MỤC LỤC
    Add a header to begin generating the table of contents

    Home » WACC là gì? Cách tính WACC đầy đủ nhất (+ file Excel mẫu)

    WACC là gì? Cách tính WACC đầy đủ nhất (+ file Excel mẫu)

    MỤC LỤC
      Add a header to begin generating the table of contents

      Bạn sẽ học được gì?

      • Vì sao cần quan tâm đến Chi phí sử dụng vốn?
      • Công thức tính: Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC, Chi phí sử dụng vốn vay, Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

      WACC là gì?

      WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital (hay, Chi phí sử dụng vốn bình quân). Được tính bằng chi phí bình quân với tỷ trọng được lấy theo các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

      Các loại vốn đó bao gồm:

      • Cổ phiếu thường
      • Cổ phiếu ưu đãi
      • Trái phiếu
      • Nợ vay
      • Các khoản nợ dài hạn khác

      Bản chất đây là chi phí cơ hội của vốn đối với nhà đầu tư, tính trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp.

      WACC (Chi phí sử dụng vốn bình quân) được tính toán như thế nào?

      Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Mỗi nguồn tài trợ sẽ có chi phí sử dụng vốn khác nhau.
      Do đó, bạn cần xác định Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

      Chi phí sử dụng vốn bình quân WACCChi phí sử dụng vốn bình quân WACC được xác định bởi công thức:

      WACC = (E/V) x K+ (D/V) x KD

      Trong đó:

      • KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (1)
      • KD: Chi phí sử dụng nợ vay (2)
      • E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần
      • D: Giá trị thị trường của Nợ vay
      • V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)
      • Tax: Thuế suất thuế TNDN

      #Cần lưu ý: Cơ cấu nguồn vốn sử dụng (E/V hay D/V) phải là cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Được xác định theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

      Ví dụ về cách xác định WACC

      Chúng ta hãy xem qua ví dụ sau:

      Một công ty cổ phần có tổng số vốn 5.000 triệu đồng, được hình thành từ các nguồn sau:

      Nguồn vốn của công ty

      Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

      Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

      Truy cập website: www.simplize.vn

      Nguồn vốn

      Giá trị (triệu đồng)

      Tỷ trọng (%)

      Vốn vay

      2.250 45%

      Vốn chủ sở hữu

      2.750

      55%

      Cộng 5.000

      100

      Kết cấu nguồn vốn trên được coi là tối ưu.

      Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.

      Khi đó, Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:

      WACC = 55% x 13,4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%

      Chi-phi-su-dung-von-binh-quan-WACC

      *******

      #Xác định Chi phí sử dụng vốn cổ phần

      Chi phí vốn cổ phần là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng (hoặc yêu cầu) khi mua cổ phần của doanh nghiệp.

      Nguyên tắc căn bản là rủi ro của vốn cổ phần càng lớn thì suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu sẽ càng cao.

      Có nhiều phương pháp để tính toán Chi phí sử dụng vốn cổ phần.

      Sau đây, GoValue sẽ giới thiệu phương pháp Mô hình định giá tài sản vốn CAPM

      Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

      Mô hình CAPM thể hiện quan hệ giữa suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản so với rủi ro hệ thống của tài sản đó.

      KE = Rf + β x (RM – Rf)

      Trong đó:

      • KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (hay TSSL đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu).
      • Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro (thường được tính bằng Lãi suất trái phiếu Chính phủ).
      • RM: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường.
      • β: Hệ số rủi ro cổ phiếu (đo lường tương quan giữa sự biến thiên suất sinh lợi của cổ phiếu công ty với suất sinh lợi của danh mục thị trường).

      Ví dụ: Giả sử tỷ lệ phi rủi ro rf = 5%, hệ số β = 0.84, thu nhập thị trường kỳ vọng là 15%, khi đó:

      KE = 5% + 0.84 x (15% – 5%) = 13,4%

      Lưu ý:

      • Hệ số β của doanh nghiệp bạn cũng có thể tìm thấy trên các trang tài chính (Cafef,…) hoặc từ các CTCK.

      Tìm hiểu thêm Lấy số liệu Chỉ số trung bình ngành ở đâu?

      #Cách xác định Chi phí sử dụng nợ vay

      Nợ vay là khoản tiền doanh nghiệp vay mượn bên ngoài và phải thanh toán (gốc + lãi) theo ngày thỏa thuận.

      Tiền lãi mà doanh nghiệp trả cho khoản vay sẽ được khấu trừ thuế nên sử dụng Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế thường được chú ý hơn.

      Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu, các khoản vay với hình thức khác nhau.

      Vì thế, Chi phí sử dụng vốn vay là thước đo hiệu quả để biết được…

      Chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải trả khi huy động 1 đồng nợ vay là bao nhiêu?

      Chi phí sử dụng nợ vay giúp nhà đầu tư hình dung ban đầu về rủi ro của doanh nghiệp.

      Thông thường, doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn.

      Chi phí sử dụng nợ vay được xác định bằng: KD = Lãi suất vay x (1 – Tax)

      *******

      Bonus: Ứng dụng Chi phí sử dụng vốn (WACC) trong định giá doanh nghiệp

      Trong đầu tư chứng khoán, chi phí sử dụng vốn được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp (hay giá trị của cổ phiếu). Vậy việc áp dụng này được thực hiện như thế nào?

      Hãy cùng GoValue tìm hiểu qua các bài viết:

      Chia sẻ bài viết này đến bạn bè:

      Tuấn Trần

      Tuấn Trần

      Tuấn Trần là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về đầu tư giá trị tại Việt Nam. Anh có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ trước khi gia nhập GoValue team. Danh mục Quỹ Income do anh Tuấn Trần quản lý có lợi nhuận bình quân +18%/năm và vượt trội hơn chỉ số VN-Index hơn 41% kể từ khi thành lập. Cổ phiếu của anh Tuấn Trần phân tích tập trung vào những nhóm ngành "khó" như ngân hàng, dầu khí, năng lượng, bán lẻ... Theo anh, đầu tư giá trị là con đường duy nhất mà nhà đầu tư cá nhân có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán. Follow:

      52 thoughts on “WACC là gì? Cách tính WACC đầy đủ nhất (+ file Excel mẫu)”

      Leave a Comment

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      1. Nguyễn Trâm

        Cho em hỏi là tính chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp Trong trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu ạ
        Ty lệ vốn vay và vốn cổ phần là 30:70. Lãi suất vay vốn là 10%. Chi phí sử dụng vốn cổ phần là 15%. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

        1. Tuấn Trần

          Không có thuế TNDN thì chi phí sử dụng nợ vay tương đương với lãi suất vay vốn là 10%.
          Thì bạn tính ra chi phí sử dụng vốn bình quân = 10% * 0.3 + 15% * 0.7 = 13.5% thôi 😀

      2. Phong

        cho em hỏi với ạ
        chi phí lãi vay là 10%, chi phí cổ phần ưu đãi là 8%, chi phí cổ phần phổ
        thông là 9%, 20% giá trị nợ dài hạn , Thuế thu nhập 20% thì wacc tính như nào ạ em cảm ơn

        1. Tuấn Trần

          Cần biết tỷ trọng cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông nữa bạn nhé
          Chi phí sử dụng vốn bình quân thì sẽ tính bằng tổng (chi phí vốn x tỷ trọng tương ứng) thôi.

      3. Trang

        Bài tập này thực hiện trên excel thế nào ah?

        1. Tuấn Trần

          Mình có kèm file Excel mẫu trong bài viết rồi đó 😀

      4. Diệu Linh

        cho em hỏi là chi phí sử dụng vốn bình quân có được tính vào chi phí của dự án không ạ? và nếu có thì hoạch định như nào ạ?

        1. Go Value

          Chi phí sử dụng vốn bình quân nó chính là tỷ lệ chiết khấu, được sử dụng để chiết khấu dòng tiền của DADT về hiện tại, để đánh giá xem DADT đó có hiệu quả hay không đó

      5. Luân

        Cho mình hỏi là nếu ls vay ngân hàng 11% năm, có thuế TNDN 20%, và 40% nợ, 60% vốn CSH (chủ yếu là vốn cp thường), chi phí vốn cpt là 18% thì WACC= 40%.11%.80%+60%.18% đúng k ạ

        1. Tuấn Trần

          Đúng rồi, WACC = 40%*11%*80% + 60%*18% = 14.32%

      6. Phước

        cho em hỏi tại sao phải nhân (1- thuế tndn) v ạ

        1. Go Value

          Vì lãi vay là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN bạn ạ, nên cần tính chi phí sử dụng nợ vay sau thuế 🙂

      7. Binhvvk

        Theo mình hiểu thì ở đây ta cần xác định Vốn vay (dài hạn và ngắn hạn) và vốn chủ sở hữu theo bảng CĐKT rồi lấy tổng hai phần này sẽ ra Tổng vốn đúng không ạ? Tổng vốn này không phải là Tổng tài sản.

        1. Tuấn Trần

          Ukm, đúng rồi. Phần vốn này (bao gồm nợ vay và vốn chủ sở hữu) là phần vốn mà doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí sử dụng vốn

      8. Khoa

        cho em hỏi vì sao tìm dư nợ vay lại có vay ngắn hạn ạ?

        1. Tuấn Trần

          Nợ vay ngắn hạn, hay nợ vay dài hạn đều phải trả lãi vay (đây là chi phí sử dụng vốn vay) mà e 🙂
          Nên khi tính nợ vay phải tính cả ngắn và dài hạn chứ

      9. Chung

        Vậy dư nợ vay được xác định như nào ạ

        1. Tuấn Trần

          Bạn có thể lấy Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn + dài hạn trên Bảng cân đối kế toán nhé.

      10. Trang

        Chị ơi lãi suất vay thì tính thế nào ạ

        1. Go Value

          Cách tính đơn giản là bạn cứ suy ngược lại từ công thức: Chi phí lãi vay = Dư nợ vay x Lãi suất vay –> Lãi suất vay = Chi phí lãi vay / Dư nợ vay

      Bạn mới tìm hiểu về đầu tư chứng khoán và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo Thư viện kiến thức về đầu tư chứng khoán dành cho nhà đầu tư F0 do GoValue hướng dẫn. 

      Khóa học đầu tư giá trị đầu tiên & duy nhất ở Việt Nam – Value Investing Masterclass 2.1

      Dành cho những người muốn xem đầu tư chứng khoán là kênh kiếm tiền dài hạn. Xem chi tiết…

      Xin chào, tôi là Khánh Phan - CEO & Founder của GoValue

      Bạn có thể đăng ký nhận những ý tưởng cổ phiếu mới nhất từ GoValue team ở đây.

      khanh phan frm
      Scroll to Top