Bạn sẽ học được gì?
- 7 đặc điểm chính của một cổ phiếu thành công
- Tiêu chí chọn lọc cổ phiếu theo CANSLIM của GoValue
- Hướng dẫn lọc theo CANSLIM trên TTCK Việt Nam
Bạn là một nhà đầu tư thường xuyên thua lỗ, vẫn còn lúng túng và chưa có phương pháp đánh giá, lựa chọn cổ phiếu hiệu quả để đầu tư?
Trong bài viết này Chúng tôi sẽ đặt giả thiết bạn đã có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.
Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm đầu tư hãy đọc bài viết cách đầu tư chứng khoán trước.
Đừng lo lắng bởi không chỉ riêng bạn, vẫn còn nhiều nhà đầu tư cả mới và cũ cũng đang gặp phải tình trạng trên…
Bởi đa phần mọi người thường hay mắc sai lầm ngay từ khi mới bước chân vào thị trường đầy hấp dẫn này.
Thị trường chứng khoán mỗi ngày mang đến vô vàn cơ hội, nhưng nó lại không phải nơi dành cho những “tay chơi” ngẫu hứng, chỉ chăm chăm kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Trái lại, những nhà đầu tư đã thành công trên thị trường đều có phương pháp đầu tư của riêng mình, được xây dựng dựa trên sự tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng những yếu tố định tính và định lượng với từng cổ phiếu và thị trường.
Go Value sẽ giới thiệu tới bạn một trong những phương pháp đầu tư nổi tiếng, hiệu quả được chứng minh qua nhiều năm của “Phù thủy phố Wall” – William O’Neil mang tên: CANSLIM.
Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo CANSLIM:
Phần 1: Giới thiệu về phương pháp CANSLIM
Mỗi ký tự trong từ CANSLIM đại diện cho một trong 7 đặc điểm chính của những cổ phiếu thành công trong quá khứ.
Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút
Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.
Truy cập website: www.simplize.vnC: Current Quaterly Earnings Per Share – Tăng trưởng thu nhập Quý hiện tại: Càng cao càng tốt
- Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần liền kề phải đạt tối thiểu 20% – 25% so với quý cùng kỳ. Ta phải so sánh EPS với cùng kỳ năm trước để tránh ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính thời vụ.
- Thu nhập phải đến từ hoạt động kinh doanh chính, cốt lõi của doanh nghiệp, ta loại bỏ những khoản lợi tức bất thường, chỉ xảy ra 1 lần.
Thảo luận chút về vấn đề này
Thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam dùng các thủ thuật để làm đẹp BCTC nhằm thao túng giá hoặc phát hành thêm cổ phiếu.
Bạn cần phải xem xét cẩn thận các khoản thu nhập từ doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác…
Khi 1 doanh nghiệp có báo cáo kinh doanh tăng trưởng tốt, GoValue luôn kiểm tra các doanh nghiệp khác trong ngành để xem mức tăng trưởng liệu có hợp lý hay không và bạn cũng nên làm như vậy. (Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp)
Chú ý: Cần có sự đồng thuận giữa mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận hàng quý tăng mạnh phải luôn luôn được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu 20% – 25% so với cùng kỳ hoặc mức tăng trưởng cho thấy sự thay đổi và đang tăng lên.
Nên đặt dấu hỏi đối với những doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận nhưng không đi kèm tăng trưởng doanh thu?
A: Annual Earnings Increases – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm: Tìm kiếm sự gia tăng đột biến
- Doanh nghiệp hoạt động có lãi và liên tục trong 3 năm liên tiếp; tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm tăng đều trong suốt 3 năm.
- EPS hàng năm tăng trưởng bình quân 20 – 25% trở lên.
- LNST trong quý gần nhất hoặc năm gần nhất đạt hoặc gần đạt đến 1 đỉnh cao mới.
- Tỷ suất lợi nhuận ROE từ 17% trở lên.
Chú ý: Ở đây, William O’Neil có đưa ra tiêu chí EPS hàng năm tăng trưởng đều đặn nhằm tìm ra những doanh nghiệp tăng trưởng tốt mà không tính đến yếu tố chu kỳ kinh doanh.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động có yếu tố chu kỳ không phải là ít, khi đó bạn sẽ rất dễ bỏ qua nhiều cơ hội tốt, vì thế, GoValue sẽ điều chỉnh lại: EPS 4 quý gần nhất so với EPS 4 quý trước đó có mức tăng trưởng >20% là bắt đầu đưa vào danh sách nghiên cứu.
Đối với các doanh nghiệp mới niêm yết, thì mức tăng EPS mỗi quý trong 3 quý gần nhất phải tăng liên tục trên 20% so với cùng kỳ.
N: New Products, New Management, New Highs – Sản phẩm mới, Ban quản lý mới: Mua đúng thời điểm
- Tìm kiếm những công ty vừa phát triển thành công những sản phẩm, dịch vụ mới quan trọng, hoặc được hưởng lợi từ bộ máy quản lý mới, những điều kiện kinh doanh mới của ngành công nghiệp.
- Mua cổ phiếu khi nó vừa đột phá từ những khuôn mẫu giá ổn định và sắp hoặc đã leo lên những đỉnh giá mới.
S: Supply and Demand: Cung – Cầu cổ phiếu: Cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn
- Bạn nên tìm kiếm những doanh nghiệp đang mua lại cổ phiếu của chính họ (cổ phiếu quỹ) trên thị trường: đây là dấu hiệu tốt, hàm ý doanh nghiệp đang trông đợi sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
- Tỷ lệ nợ thấp cũng là một dấu hiệu tốt.
- Bạn cũng cần theo dõi Số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường hàng ngày. Tại TTCK Việt Nam, GoValue đề xuất lựa chọn những doanh nghiệp có khối lượng giao dịch trung bình từ chục nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Lưu ý: Bạn có thể mua bất kỳ cổ phiếu huy động vốn lớn nào theo phương pháp CANSLIM, nhưng cổ phiếu huy động vốn nhỏ sẽ có mức biến động giá cao hơn, theo cả hướng đi lên lẫn đi xuống.
- Bên cạnh đó, mỗi chu kỳ thị trường sẽ có sự luân chuyển đối tượng từ cổ phiếu vốn hóa lớn sang cổ phiếu vốn hóa nhỏ và ngược lại, bạn nên theo sát thị trường để có thể hành động một cách sáng suốt.
- Tại điểm đột phá lên 1 mức giá trần mới, thì khối lượng giao dịch tại đó phải tăng tối thiểu 50% so với khối lượng giao dịch bình quân của 50 phiên trước đó.
L: Leader or Laggard – Cổ phiếu dẫn đầu hay Cổ phiếu đội sổ
- Bạn nên mua những doanh nghiệp thật sự tốt, dẫn đầu trong ngành và là số 1 trong lĩnh vực chuyên môn của chúng. Tránh mọi cổ phiếu đội sổ.
- Để phân biệt Cổ phiếu dẫn đầu và Cổ phiếu đội sổ,William O’Neil sử dụng Chỉ số sức mạnh giá tương đối (RS): một chỉ số tính toán thành tích về giá của một cổ phiếu cho trước so với các cổ phiếu còn lại trên thị trường trong 52 tuần gần nhất.
Mỗi cổ phiếu sẽ được gán 1 điểm số (từ 1 đến 99). 1 cổ phiếu có RS = 99, tức là cố phiếu đó ưu việt hơn 99% các cổ phiếu khác về thành tích giá cổ phiếu.
Bạn cũng cần phân biệt với Chỉ số RSI trong phân tích kỹ thuật. Hiện có nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số RSI để tìm lọc cổ phiếu, tuy nhiên, đây không phải là L (Leader) mà William O’Neil muốn nói đến.
- Trong một đợt điều chỉnh giá của thị trường tăng trưởng, các cổ phiếu có mức giảm giá ít nhất (%) là một sự lựa chọn không tồi.
I: Institutional Sponsorship – Sự ủng hộ của các định chế tài chính, quỹ đầu tư: Theo chân kẻ đứng đầu
- Tìm kiếm những doanh nghiệp có 1 lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi các tổ chức (quỹ đầu tư, ngân hàng, các tập đoàn bảo hiểm, khối tự doanh của CTCK…)
- Nên mua những cổ phiếu có số lượng tổ chức bảo trợ tăng lên.
- Bạn cũng cần tìm hiểu về thành tích của các tổ chức đó, cũng như tiêu chí hay quan điểm đầu tư của họ để có thể nhận định chung tình hình.
- Việc nội bộ công ty hay các tổ chức liên tục bán ra 1 cổ phiếu là tín hiệu xấu mà bạn cần theo dõi.
M: Market Direction – Định hướng thị trường
- Cần quan sát thị trường một cách cẩn trọng và khôn ngoan.
- Đây là yếu tố GoValue đánh giá là quan trọng nhất trong CANSLIM. Nếu bạn xác định đúng các yếu tố trên, nhưng chọn sai thời điểm thì cổ phiếu cũng sẽ giảm giá rất mạnh.
Phần 2: Các bước áp dụng CANSLIM trong thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Ở phần này, Govalue sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản lọc cổ phiếu để tìm ra những cổ phiếu dẫn đầu có chất lượng.
Bước 1: Lọc theo tiêu chí “C” – Tăng trưởng thu nhập Quý hiện tại
Govalue đưa ra 2 tiêu chí quan trọng khi lọc:
- Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu 25%;
- Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần nhì tăng tối thiểu 25%. Tùy vào mục đích, bạn có thể đưa ra tỷ lệ tăng trưởng tối thiểu (thận trọng, bạn có thể đặt mức 18 – 20%).
Trên trang Investing bạn vào phần Sàng lọc Cổ phiếu, trên mục Tỷ số bạn chọn EPS và doanh số (MRQ).
Sau đó, bạn nhập 25 tương ứng với mức tăng trưởng 25%.
Dưới đây là 123 cổ phiếu thỏa mãn điều kiện đầu tiên:
Bước 2: Lọc theo tiêu chí “A” – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm
GoValue đề xuất 2 tiêu chí quan trọng:
- EPS 5 năm và doanh thu 5 năm tăng trưởng tối thiểu 15%/năm
- ROE tối thiểu 15%
Do trang Investing không hỗ trợ chỉ số ROE nên chúng ta tạm thời nhập tiêu chí tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng EPS trước.
Tới lúc này chúng ta chỉ còn 14 doanh nghiệp thỏa mãn 2 tiêu chí ban đầu của CANSLIM.
Bước 3: Lọc theo tiêu chí “N” – Sản phẩm mới, Ban quản lý mới
- Ở đây, GoValue sẽ lọc cổ phiếu có mức giá trần mới nhất nằm trong biến động 10% so với Giá cao nhất 52 tuần.
- Các vấn đề khác nằm trong chữ N thuộc về định tính, nên tùy thuộc vào đánh giá của mỗi cá nhân.
Trên Investing, ở phần “Giá” bạn chọn “% Thay đổi mức Đỉnh trong 52 tuần” và nhập – 10 (tương ứng -10%).
Bằng cách này bạn sẽ lọc ra được những cổ phiếu đang giao dịch ở vùng giá cao 10% của chúng.
Tới lúc này sẽ chỉ còn khoảng 8 cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí đề ra.
Bước 4: Lọc theo tiêu chí “S” – Cung – Cầu cổ phiếu
- Giao dịch trung bình mỗi phiên từ 10,000 cổ phiếu / phiên.
- Hạn chế giao dịch các cổ phiếu trên sàn UPCOM vì vấn đề thông tin không đầy đủ.
Trên Investing, ở phần Khối lực & Mức biến động bạn chọn K.Lg T.bình (3 thg) và nhập 10,000.
Như vậy, ta đã đi được nửa chặng đường và chỉ còn 7 cổ phiếu thỏa mãn 4 tiêu chí đầu tiên của CANSLIM.
Thực tế, để tìm kiếm cổ phiếu để hội tụ đủ 7 yếu tố CANSLIM là rất khó.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tìm ra cổ phiếu hội tụ gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo cho bạn có được 1 danh mục ít rủi ro hơn.
Bước 5: Lọc theo tiêu chí “L” – Cổ phiếu dẫn đầu hay Cổ phiếu đội sổ
Theo quan điểm của GoValue tiêu chí này chỉ áp dụng được cho những công ty sản xuất hoặc công nghệ như HPG.
Những cổ phiếu có liên quan tới bất động sản như 6 cổ phiếu còn lại đều không phải Leader trong ngành nhưng vẫn có vị thế riêng.
Bạn có thể loại bỏ toàn bộ hoặc giữ những cổ phiếu này đều được.
Bước 6: Lọc theo tiêu chí “I” – Sự ủng hộ của các định chế tài chính, quỹ đầu tư
Ở tiêu chí này bạn có thể sử dụng công cụ của trang Cafef để theo dõi diễn biến giao dịch của các cổ đông lớn bên trong doanh nghiệp…
Ví dụ với HPG, bạn kéo xuống dưới phần “Hồ sơ công ty” chọn “Ban Lãnh đạo và sở hữu”, tiếp theo đó bạn chọn “GD cổ đông nội bộ & cổ đông lớn”
Theo thống kê khoảng 1 năm trở lại đây thì lượng cổ phiếu các cổ đông nội bộ & cổ đông lớn mua vào lớn hơn nhiều so với lượng cổ phiếu bán ra.
Tương tự thì chỉ có cổ phiếu DIG – Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng là không thỏa mãn tiêu chí này.
Quay trở lại với chí số ROE, do trang Investing không hỗ trợ lọc chỉ số này nên không có cách nào khác chúng ta phải tính tay…
Ta thấy cổ phiếu KDH và EVG không thỏa mãn điều kiện ROE > 15% của CANSLIM, do đó chúng ta sẽ loại 2 cổ phiếu này ra khỏi danh mục.
Bước 7: Tiêu chí “M” – Xu hướng thị trường
Đa số mọi người đều bỏ qua tiêu chí này, tuy nhiên theo GoValue đây lại là tiêu chí quan trọng nhất trong CANSLIM.
Bởi phương pháp này nhằm mục đích tìm ra xu hướng của cổ phiếu mà không quan tâm tới cổ phiếu đó đang đắt hay rẻ.
Do đó, nếu bạn đã kiên định với CANSLIM thì đường ngần ngại giải ngân/chốt lời ngay khi cổ phiếu thoát khỏi xu hướng vốn có.
Như vậy hiện tại chỉ còn 3 cổ phiếu thỏa mãn gần như đầy đủ nhất bộ tiêu chí chọn của phiếu của O’neil, bao gồm:
- Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG)
- Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (Mã: PDR)
- Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Mã: GIL)
Tùy vào xu hướng thị trường, xu hướng của cổ phiếu, mức độ am hiểu của bạn đối với cổ phiếu mà chúng ta có thể lọc cổ phiếu kỹ càng hơn như:
- Đâu là lý do mà ban lãnh đạo, cổ đông lớn sẵn sàng mua thêm cổ phiếu?
- Các sản phẩm mới sẽ thành công thay vì thất bại?
Đây cũng chính là điểm thể hiện sự khác biệt giữa các nhà đầu tư.
Bạn nên nhớ rằng, không công cụ nào có thể giúp bạn 100% cả. Hơn ai hết bạn vẫn phải là người hiểu rõ doanh nghiệp và hoàn thiện bộ lọc này để chọn ra cổ phiếu tốt nhất.
Ngoài Phương pháp CANSLIM, có khá nhiều phương pháp khác giúp bạn chọn lọc và đánh giá cổ phiếu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm:
26 thoughts on “Hướng dẫn lọc SIÊU cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM”
Các bài viết của Govalue thực sự bổ ích đến người đọc, kể cả những người đầu tư cổ phiếu lâu năm hay những người mới tập đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên mình có một thắc mắc nhỏ, phần KLGD mình nghĩ nên để tổng khối lượng (VND) hơn là khối lượng theo cp, vì các cổ phiếu có thị giá nhỏ thì sẽ cố KLGD theo cp lớn hơn, nhưng tổng KL nó lại bé hơn. Mà xét về tính thanh khoản thì mình nghĩ lấy tổng KL (VND) sẽ hợp lí hơn.
Cảm ơn govalue
Cám ơn bạn ý tưởng rất hay ạ.
Hình như trang investing không cho dùng miễn phí nữa rồi, bắt phải trả phí. Ngày đầu tiên mình vào dùng thì ok, ngày thứ 2 nó báo 1 là tắt ads block, 2 là trả tiền để dùng bản không ads. Mình có tắt ads block rồi vẫn không được dùng. Không biết ad còn biết web nào như vậy không chỉ cho mình với, mình có search gg rồi nhưng không có web nào lọc được các tiêu chí của CANSLIM cả :((. Cảm ơn ad nhiều
Vẫn dùng bình thường bạn nhé 😀
Link đây: CANSLIM
hay quá ;D
Cảm ơn bạn ^^
Các thông số lấy theo bài viết (không lấy theo video) mới đúng phải không bạn?
Bọn mình mới update nội dung bài viết.
Còn video thì quay lâu rồi 😀
Em cảm ơn bài viết của anh ạ.
Theo em được biết thì cổ phiếu thép và các cổ phiếu liên quan đến BĐS đều có tính chu kỳ. Năm 2020 đã ghi nhận pha tăng rất mạnh của HPG rồi, như vậy hiện tại đã kết thúc chu kỳ hay chưa ạ? Nếu như năm 2021 không có nhiều dư địa để tăng trưởng thì HPG có còn phù hợp với tiêu chuẩn “C” của CANSLIM nữa hay không vậy anh?
Anh có thể cho ý kiến giúp em được không ạ? Em cảm ơn.
Cái này tùy thuộc vào mức độ am hiểu của bạn về cổ phiếu HPG nữa nha, bạn nên liên hệ tới sản lượng thực tế, công suất nhà máy của HPG và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Mình nghĩ là 2020 – 2021 sẽ là đỉnh cao về tăng trưởng (%) sản lượng của HPG.
Cảm ơn chia sẻ đầy tâm huyết của bạn.
Cám ơn bạn, tiếp tục theo dõi và ủng hộ cho GoValue nha.
Giải ngân/ chốt lời ngay khi cổ phiếu thoát khỏi xu hướng vốn có là sao ạ ?
Theo phương pháp CANSLIM thì đó là khi xu hướng giá cổ phiếu đấy em, cụ thể trường hợp này là xu hướng chuyển từ uptrend sang downtrend.
Cảm ơn GoValue đã chia sẻ bài viết cực kỳ giá trị và hữu ích nhé. À cho mình hỏi là công thức chuẩn trên Excel để tính ROE trung bình 3 năm gần nhất như ví dụ trên với. Cảm ơn GoValue nhé!
Cảm ơn bạn!
Ở tiêu chí: “khối lượng trung bình cổ phiếu ( 3 tháng)”vậy tại sao ad chọn 10k và nói đó là khối lượng giao dịch 1 phiên. đó phải là khối lượng giao dịch trung bình 3 tháng chứ???
Tiêu chí này giúp bạn tránh mua phải những cổ phiếu có thanh khoản quá thấp, bạn chủ động điều chỉnh lại cho phù hợp nhé. Ý tưởng mới là cái quan trọng nhất.
Mục “tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng EPS”. Trong hướng dẫn ghi là 15.00 là 15% nhưng trong clip là 0.15. Điều này dẫn đến bộ lọc bị sai.
Ngoài ra “Tăng trưởng EPS 5 năm” nhập 15.00 là bộ lọc tính trên 5 năm hay tính trên 1 năm?
Cám ơn bạn đã góp ý, bạn để lại số giống trong hướng dẫn là 15.00 giúp GoValue nhé.
15.00 là bộ lọc tính trên mỗi năm, không phải tổng 5 năm mới được 15%.