MỤC LỤC
    Add a header to begin generating the table of contents

    Home » Cách vượt qua bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán

    Cách vượt qua bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán

    MỤC LỤC
      Add a header to begin generating the table of contents

      Đã bao giờ bạn tự hỏi:

      Tại sao mình luôn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng khi thị trường đi xuống và rồi mỗi khi thị trường đi lên, lại cảm thấy hưng phấn, nóng vội thái quá?

      Trạng thái tâm lý này rất phổ biến với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.

      Đại đa số mọi người đều cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường.

      Nhưng…

      Bạn không nhận ra rằng mình đang bị mất kiểm soát tâm lý và nó sẽ dẫn bạn đến một loạt các quyết định đầu tư sai lầm trên thị trường chứng khoán.

      Rõ ràng ở đây có một mối liên hệ giữa tâm lý, cảm xúc và các quyết định trong đầu tư chứng khoán.

      Mặc dù vậy…

      Suốt những năm 1960 – 1990, những vận động về giá của thị trường chứng khoán mới chỉ được lý giải dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả.

      Lý thuyết thị trường hiệu quả là gì?

      tâm lý đầu tư chứng khoán

      Lý thuyết này cho rằng:

      Giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả thông tin hiện có trên thị trường.

      Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

      Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

      Truy cập website: www.simplize.vn

      Có nghĩa là…

      Việc giá tăng hay giảm là do thị trường phản ứng với các thông tin mới, mà thông tin mới thì không thể dự báo được.

      Mặt khác, thị trường hiệu quả luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng.

      Do đó, giá cả trên thị trường luôn phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp.

      Thực tế có như vậy?

      KHÔNG!

      Thực tế thì thị trường vẫn tồn tại sự phi lý thay vì hợp lý ở mọi thời điểm như giả thuyết về thị trường hiệu quả.

      Sở dĩ như vậy bởi các quyết định tài chính của con người vẫn thường bị chi phối bởi yếu tố tâm lý.

      Có một nghiên cứu nổi tiếng về hành vi tài chính của con người.

      Cụ thể:

      Khi được lựa chọn giữa việc chắc chắn nhận được 100$ và tung đồng xu để nhận được 200$ hoặc không gì cả.

      Thông thường, mọi người có xu hướng tung đồng xu để kiếm được 200$.

      Mặc dù…

      Việc này có thể khiến bạn mất luôn 100$ mà đáng lẽ ra chắc chắn nhận được.

      Nghiên cứu trên khẳng định rõ sức ảnh hưởng của tâm lý đến các quyết định tài chính.

      Đôi khi, nó có thể trở thành tác nhân gây ra những hành động phi lý.

      Vì thế, đến những năm 1990s lý thuyết tài chính hành vi nổi lên và bổ sung cho lý thuyết thị trường hiệu quả.

      Lý thuyết tài chính hành vi là gì?

      Lý thuyết tài chính hành vi nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý đến hành vi của các nhà đầu tư hoặc các nhà phân tích tài chính.

      Lý thuyết này cho rằng:

      Những quyết định của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hợp lý, có giới hạn và bị ảnh hưởng bởi thành kiến ​​của chính họ.

      Do đó…

      Cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra.

      Khi đó thị trường là không hiệu quả.

      Trên thị trường chứng khoán, không khó để bạn bắt gặp những cổ phiếu vẫn đang được định giá một mức quá cao hoặc quá thấp.

      Hay nếu bạn đã trải qua giai đoạn bong bóng của thị trường chứng khoán năm 2007 và suy thoái kéo dài sau đó, bạn sẽ thấy những hành vi bất hợp lý là điều thường gặp.

      Trong một thị trường mà bạn nghĩ là nó đang “hợp lý” thì chính bạn lại vẫn đang hành động một cách “bất hợp lý”.

      Tất cả những điều này là do ảnh hưởng tâm lý của bạn và các nhà đầu tư khác trên thị trường.

      Vì vậy, qua bài viết này tôi muốn bạn hiểu và biết cách kiểm soát tâm lý, để đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn.

      Tất nhiên…

      Để kiểm soát được tâm lý đòi hỏi bạn phải có sự rèn luyện kiên trì và nghiêm túc trong một thời gian dài.

      Vậy những bẫy tâm lý nhà đầu tư thường gặp là gì?

      Một số bẫy tâm lý thường gặp khi đầu tư chứng khoán

      Dưới đây là 6 cái bẫy tâm lý mà nhà đầu tư thường gặp, được tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu về tài chính hành vi.

      Đừng lo lắng nếu bạn thấy mình có đủ cả 6 biểu hiện tâm lý này.

      Ở cuối bài, GoValue sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát chúng.

      Hãy bắt đầu với cái bẫy đầu tiên…

      Tâm lý bầy đàn

      Tâm lý bầy đàn luôn tồn tại trong suốt quá trình bạn ra quyết định đầu tư, bất kể rằng bạn có kinh nghiệm hay không.

      Bởi vì…

      Tâm lý bầy đàn là một đặc tính xã hội của con người.

      Bản năng này giải thích tại sao con người có xu hướng bắt chước người khác.

      Khi thị trường đang đi lên hay xuống, bạn thường sợ hãi rằng những người khác có nhiều thông tin hơn mình.

      Như một hệ quả…

      Bạn sẽ cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ phải làm những gì người khác đang làm.

      Ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn càng rõ nét, khi bạn đứng trước áp lực phải đưa ra các quyết định nhanh chóng, mà không có đủ thông tin cần thiết.

      Hoặc khi đối đầu với ý kiến của nhóm…

      Bạn thường có xu hướng thay đổi những câu trả lời của mình, vì bạn nghĩ rằng, tất cả những người khác có thể không sai.

      Tôi dám chắc rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng thường dành đến 80% thời gian để theo dõi bảng điện, đọc tin và “hóng hớt” các diễn đàn, group chat…

      Trong khi đó…

      Lại không dành nổi đến 20% thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

      Mỗi khi phát hiện thấy cổ phiếu nào tăng nóng, nhiều người lại lao vào mua cổ phiếu đó.

      Họ chỉ sợ lỡ mất cơ hội mà chẳng màng đến việc vừa mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào.

      Đến khi cổ phiếu bắt đầu giảm, mới quay sang đọc báo cáo tài chính, và lục lại lịch sử thông tin về doanh nghiệp.

      Ghét rủi ro, sợ thua lỗ

      Bạn còn nhớ cảm giác sợ hãi khi cổ phiếu mình nắm giữ liên tục giảm 5%, 10% nhưng không dám bán ra và hy vọng cổ phiếu sẽ sớm tăng giá trở lại.

      Thật trớ trêu…

      Cổ phiếu lại tiếp tục giảm khiến bạn thua lỗ 20%.

      Thậm chí nhiều trường hợp tôi được biết, con số ấy còn lớn hơn và cũng chẳng có viễn cảnh nào về việc cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại nữa.

      Những bất đối xứng trong tâm lý nhà đầu tư, giữa sự kỳ vọng của bạn vào giá trị các khoản lợi nhuận và thua lỗ. Đó chính là tâm lý ghét rủi ro, sợ thua lỗ.

      Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng…

      Những tình huống thua lỗ thường mang đến trạng thái tâm lý nặng nề hơn gấp nhiều lần so với tình huống mang đến lợi nhuận.

      Tự tin thái quá

      Nhà đầu tư thường cho rằng, bản thân họ tốt hơn những người khác, và phóng đại những hiểu biết của mình.

      Trạng thái quá tự tin có thể làm tăng tần suất giao dịch của bạn.

      Bởi nó khiến bạn hoàn toàn tự tin về quan điểm của mình mà bỏ qua việc tham khảo thêm từ những nhà đầu tư khác.

      Không chỉ vậy…

      Bạn sẽ luôn quan niệm quyết định của mình ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác.

      Đôi khi, bạn có thể hiểu sai giá trị thông tin nhận được, không những tính xác thực mà còn sai cả ý nghĩa của thông tin.

      Hậu quả khi ấy sẽ rất lớn!

      Sự tự tin thái quá mà bạn có càng lớn thì rủi ro càng cao.

      Lệch lạc do tình huống điển hình

      Trong các phán đoán chủ quan, con người thường có xu hướng phân loại các sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu. Nó được coi như là khuôn mẫu tin cậy để ra các quyết định.

      Nhà đầu tư thường đánh giá khả năng xuất hiện các sự kiện trong tương lai, dựa trên sự tương đồng với các tình huống điển hình nào đó gặp trong quá khứ.

      Đặc biệt là nhóm các nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật.

      Họ thường sử dụng những mẫu hình nến trong giao dịch làm cơ sở ra quyết định.

      Điều này, vô hình chung khiến bạn dự đoán về thị trường chứng khoán theo những khuôn mẫu sẵn có mà quên đi yếu tố nội tại doanh nghiệp đã thay đổi.

      Tính bảo thủ

      Khi các yếu tố nội tại doanh nghiệp thay đổi, bạn thường có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi đó.

      Bạn chẳng màng quan tâm và vẫn giữ nguyên nhận định với các giả định cũ.

      Điều đó rất rủi ro…

      Nếu bạn không nhận ra rằng có thể đó chính là tín hiệu khởi đầu cho một chu kỳ suy thoái dài hạn.

      Và khi tình hình vẫn chưa cho thấy sự cải thiện, bạn mới bắt đầu lo ngại, đổ xô đi bán cổ phiếu.

      Thị trường lại tiếp tục biến động một cách bất thường.

      Quá tin tưởng vào kinh nghiệm

      Những kinh nghiệm, quy tắc học được trong quá khứ thường giúp bạn đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.

      Tuy nhiên…

      Nếu bạn quá tin tưởng vào các quy tắc, kinh nghiệm trong quá khứ đôi khi lại dẫn đến sai lầm, khi mà các điều kiện thị trường thực tế thường xuyên thay đổi.

      Đặc biệt, bạn sẽ có xu hướng đề cao hiệu quả của những quy tắc đơn giản, gần gũi và dễ nhớ, theo hiệu ứng.

      Vậy để vượt qua những cái bẫy tâm lý ấy bạn cần phải làm gì?

      Với kinh nghiệm nhiều năm đầu tư, GoValue hy vọng những giải pháp, kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn vượt qua những cái bẫy tâm lý trên thị trường chứng khoán:

      Đặt kỳ vọng hợp lý về lợi nhuận (15 – 20%/năm) để tự giảm rủi ro của mình xuống

      Với mục tiêu lợi nhuận 50-100%/năm…

      Đồng nghĩa bạn phải lựa chọn những cổ phiếu rủi ro hơn, nắm giữ trong những giai đoạn tăng nóng hơn.

      Vì thế, cổ phiếu đó sẽ có nhiều biến động hơn, tổn thất mà bạn có thể gặp phải cũng lớn hơn, và cuối cùng sẽ làm tâm lý của bạn bất ổn hơn.

      Không ai có thể duy trì một mức lợi nhuận 50 – 100%/năm từ cổ phiếu liên tục trong nhiều năm liền.

      Trên thực tế, mức lợi nhuận 15 – 20%/năm đã là một mức lợi nhuận đáng mơ ước.

      Việc hạ kỳ vọng lợi nhuận sẽ giúp bạn lựa chọn những cổ phiếu chất lượng tài chính ổn định hơn, an toàn hơn, ít biến động hơn và giúp tâm lý của bạn thêm vững vàng.

      Mọi thứ có thể biến động nhưng nguyên tắc thì không

      Bạn muốn thành công trong đầu tư chứng khoán?

      Bắt buộc bạn phải có 1 bộ nguyên tắc riêng cho mình và phải thực sự nghiêm khắc trong việc tuân thủ những nguyên tắc này.

      Nguyên tắc sẽ giúp bạn vừa nắm bắt được cơ hội và vừa giúp bạn có một “điểm dừng” khi đám đông, “bầy đàn” bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

      Khi đó…

      Tâm lý của bạn sẽ rất vững vàng vì bạn hành động trên cơ sở những nguyên tắc đúng đắn mà bạn đã thiết lập từ trước.

      Bạn sẽ nhìn đám đông và nghĩ rằng:

      Họ hành động thế nào là việc của họ, mình sẽ luôn tuân thủ nguyên tắc của mình và mình sẽ chiến thắng

      Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để bạn tham khảo.

      Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc kết hợp nhiều nguyên tắc, hoặc cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược đầu tư của bạn:

      1. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu trong rổ VN30.
      2. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu trong danh mục tham khảo của GoValue.
      3. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu đạt tiêu chí CANSLIM.

      (Tham khảo: Phương pháp CANSLIM và ứng dụng vào thị trường Việt Nam).

      1. Tôi chỉ mua cổ phiếu có vốn hóa trên 1.000 tỷ VNĐ và mức thanh khoản tối thiểu là 1 tỷ VNĐ/1% biến động giá/ngày.
      2. Tôi chỉ mua cổ phiếu có chất lượng đảm bảo các tiêu chí tài chính P/E, P/B, EV/EBITDA, hoặc các tỷ lệ tài chính khác đạt yêu cầu (cụ thể) của tôi. Chú ý: bạn cần thiết lập các mức cụ thể trong trường hợp này.
      3. Tôi chỉ mua cổ phiếu tăng trưởng.
      4. Tôi chỉ mua cổ phiếu có giá chiết khấu so với giá trị nội tại (Intrinsic value) tối thiểu là 30%.
      5. Tôi không đầu tư vào cổ phiếu Bất động sản vì nó quá nhiều biến động không lường trước và tôi không thể nắm bắt được các thông tin về dự án của nó.
      6. Tôi chỉ đầu tư vào những cổ phiếu đang có các quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn.
      7. Tôi không đầu tư vào cổ phiếu của những công ty “gia đình”.
      8. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu đang lỗ trong bất kỳ tình huống nào.
      9. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu có dòng tiền âm trong 3 năm liên tiếp gần nhất.
      10. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu có 2 năm liên tiếp phát hành pha loãng cổ phiếu.
      11. Tôi chỉ nắm giữ 1 danh mục có tối thiểu 4 cổ phiếu, tối đa 8 cổ phiếu và không có 2 cổ phiếu nào cùng 1 ngành nghề.
      12. Không có cổ phiếu nào trong danh mục của tôi có tỷ trọng cao hơn 50%, bất kể mọi tình huống.
      13. Tôi chỉ chấp nhận mức lỗ tối đa là 5% (mức cut loss là 5%).
      14. Tôi không sử dụng tỷ lệ margin vượt quá 20%.

      Trên đây chỉ là 1 số nguyên tắc mà bạn có thể tham khảo, bạn hoàn toàn có thể thiết lập cho mình những nguyên tắc riêng khác để phù hợp.

      Tuy nhiên…

      Yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể kiểm soát tâm lý và hành vi của mình là điều dưới đây.

      Bạn phải thực sự hiểu về doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư vào

      Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của khoản đầu tư.

      Bạn không thể mua cổ phiếu mà không biết mình đang bỏ tiền vào đâu.

      Việc hiểu rõ về doanh nghiệp mà bạn đầu tư sẽ giúp bạn có 1 tâm lý ổn định dựa trên sự hiểu biết vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

      Đồng thời…

      Tôi cũng khuyên bạn nên tìm hiểu thêm 1 vài phương pháp định giá cơ bản, không mất quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả đem lại sẽ rất lớn.

      Bạn sẽ vững tâm lý hơn khi biết rằng giá mà mình mua vào là 1 mức giá thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu và mình hoàn toàn yên tâm khi tiếp tục nắm giữ.

      Bạn cũng sẽ không lao theo đám đông mua vào cổ phiếu ở những vùng đỉnh nữa.

      Bởi vì…

      Bạn biết rằng giá của nó đã cao hơn rất nhiều so với giá trị mà bạn định giá, dựa trên một số tính toán cơ bản nhất.

      Một số phương pháp định giá đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng là phương pháp P/E, P/B, EV/EBITDA.

      GoValue đã có 1 bài viết hướng dẫn chi tiết các phương pháp này và cách ứng dụng trong thực tế một cách đơn giản nhất.

      Tham khảo thêm bài viết:

      Chia sẻ bài viết này đến bạn bè:

      Picture of Tuấn Trần

      Tuấn Trần

      Tuấn Trần là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về đầu tư giá trị tại Việt Nam. Anh có hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư, quản lý quỹ trước khi gia nhập GoValue team. Danh mục Quỹ Income do anh Tuấn Trần quản lý có lợi nhuận bình quân +18%/năm và vượt trội hơn chỉ số VN-Index hơn 41% kể từ khi thành lập. Cổ phiếu của anh Tuấn Trần phân tích tập trung vào những nhóm ngành "khó" như ngân hàng, dầu khí, năng lượng, bán lẻ... Theo anh, đầu tư giá trị là con đường duy nhất mà nhà đầu tư cá nhân có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán. Follow:

      12 thoughts on “Cách vượt qua bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán”

      Leave a Comment

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      1. pk nguyễn

        anh ơi cho e hỏi pha loãng cp có phải là cty phát hành esop khong vậy

        1. Tuấn Trần

          Cứ làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành thì gọi là pha loãng e nhé.
          Chứ không chỉ có esop. Trả cổ tức = cổ phiếu, hay huy động thêm vốn = phát hành cổ phiếu cũng được gọi là pha loãng

      2. Nguyen Thị Hông Lan

        Tôi hoàn toàn đồng ý 17 tiêu chí để chọn lựa 1 cổ phiếu, nhưng một tiêu chí không thể thiếu là phân tích kỹ thuật để chọn điểm mua bán hợp lý. Cảm ơn Govalue rất nhiều.

      3. Lien Le

        Bài viết rất giá trị. cảm ơn vì đã chia sẻ

        1. Minh Dũng

          Cám ơn bạn Lien đã ủng hộ GoValue 🙂

      4. Nguyen Minh Hien

        Bài viết rất hay anh ạ ! Nhưng em thấy hơi mâu thuẫn giữa việc đặt ra nguyên tắc và quá tin vào kinh nghiêm, bảo thủ ? Cảm giác như nguyên tắc là 1 biểu hiện của việc quá tin vào kinh nghiệm, của tính bảo thủ ?

      5. Phan dinh tu

        Bai viet cua ban rat hữu ít Thanks

      6. Thanh Thông

        Rất hay!! Cảm ơn Anh!!

      7. Ly My Ha

        Chào Khánh Phan,
        Cám ơn vì bài viết hôm nay, rất hữu ích đối với tôi. Thật ra tôi đã tự đặt & tuân thủ theo nguyên tắc số 8;10;11;12;13;17 ngay từ khi tham gia vào TTCK và tôi biết vẫn còn rất nhiều điều cần học hỏi ngay từ hôm nay ví dụ các bài viết bạn đính kèm như định giá cổ phiếu ….
        Thanks again K.P

      Bạn mới tìm hiểu về đầu tư chứng khoán và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo Thư viện kiến thức về đầu tư chứng khoán dành cho nhà đầu tư F0 do GoValue hướng dẫn. 

      Khóa học đầu tư giá trị đầu tiên & duy nhất ở Việt Nam – Value Investing Masterclass 2.1

      Dành cho những người muốn xem đầu tư chứng khoán là kênh kiếm tiền dài hạn. Xem chi tiết…

      Xin chào, tôi là Khánh Phan - CEO & Founder của GoValue

      Bạn có thể đăng ký nhận những ý tưởng cổ phiếu mới nhất từ GoValue team ở đây.

      khanh phan frm
      Scroll to Top