Chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS là viết tắt của Earnings Per Share (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu), hay phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Công thức tính EPS
Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để thu nhặt các số liệu cần thiết sau:
Công thức tính EPS cơ bản như sau:
Điều quan trọng…
Bạn nên xem trước ví dụ dưới đây để tránh nhầm lẫn khi tính toán khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Khối lượng cổ phiếu được tính bình quân gia quyền theo thời gian cổ phiếu lưu hành trong kỳ như sau:
Ở đây, bạn sẽ thấy KLCP bình quân cuối kỳ là 1.257.500 (cp) nhỏ hơn đáng kể với KLCP thực tế đang lưu hành là 1.530.000 (cp).
Sở dĩ phải tính theo cách này do lợi nhuận sau thuế là số lũy kế của 4 quý gần nhất.
Do đó để phản ánh chính xác lợi nhuận sinh ra trên mỗi cổ phần thì những thay đổi làm tăng/giảm khối lượng cổ phiếu chưa đủ 1 năm phải được điều chỉnh.
Tuy nhiên…
Trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp đơn giản hóa việc tính toán, bằng cách sử dụng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành ở thời điểm cuối kỳ.
GoValue khuyến cáo bạn chỉ nên áp dụng khi khối lượng cổ phiếu thay đổi trong kỳ là không đáng kể.
Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút
Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.
Truy cập website: www.simplize.vnVí dụ về cách tính chỉ số EPS
GoValue lựa chọn cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và CTCP Tập đoàn Thép Hòa Phát (HPG) sau đây làm ví dụ.
Với cổ phiếu VNM, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 10,295 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 1.741 tỷ cổ phiếu.
Trong kỳ, VNM sử dụng 785 tỷ đồng trả cổ tức ưu đãi.
Vậy chỉ số EPS của VNM sẽ là:
EPS (VNM) = (10,295 – 785) tỷ đồng/ 1.741 tỷ cổ phiếu = 5,463.4 (đồng/ cổ phiếu).
Tương tự với cổ phiếu HPG, lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất đạt 8,015 tỷ đồng và khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành là 2.124 tỷ cổ phiếu.
Trong kỳ, HPG không trả cổ tức ưu đãi.
Do đó, EPS (HPG) = 8,015 tỷ đồng/ 2.124 tỷ cổ phiếu = 3,773.5 (đồng/ cổ phiếu).
Việc tính toán chỉ số EPS khá đơn giản, tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần nắm được ý nghĩa cũng như cách sử dụng chỉ số EPS.
Chỉ số EPS được sử dụng như thế nào?
EPS là một chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán cần phải chú ý.
Đồng thời nó cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
#1. Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá
Như đã giới thiệu, EPS là thành phần chính tạo nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS.
Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu.
Cụ thể:
Cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons đang giao dịch với mức giá 143.400 đồng với EPS lũy kế là 19.260 (đồng/ cổ phiếu).
Do đó, tỷ lệ P/E đối với cổ phiếu CTD là: 143.400 (đồng)/ 19.260 (đồng/cổ phiếu) = 7.58
Điều đó có nghĩa…
Để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư đang phải trả cho nó 7.58 đồng.
Từ đó bạn có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá một cách tương đối cổ phiếu đang đắt hay rẻ.
Vậy cụ thể P/E bao nhiêu là hợp lý đối với mỗi cổ phiếu?
Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết chi tiết của GoValue về vấn đề này trong bài viết: Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt? (+Ví dụ)
#2. Sử dụng chỉ số EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ
Để làm được điều này, trước hết bạn cần xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu.
EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0)/EPS0
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại.
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc.
Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Ví dụ:
Trên đây là biểu đồ so sánh giữa EPS và tỷ lệ tăng trưởng EPS của CTD qua các thời kỳ trong giai đoạn 2013 – 2018.
Bạn sẽ dễ dàng thấy tỷ lệ tăng trưởng EPS của CTD trong giai đoạn 2014 – 2016 là rất cao, trên mức 27%. Trong giai đoạn này giá cổ phiếu CTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ do được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Tuy nhiên…
Bắt đầu từ năm 2017, EPS đã chững lại và có dấu hiệu suy giảm.
Trong giai đoạn này, thị trường bất động sản Việt Nam bão hòa dẫn đến CTD đã gặp khó trong việc tăng trưởng kết quả kinh doanh.
Đồng thời giá cổ phiếu trên thị trường cũng phản ánh rõ sự sụt giảm này.
Nhờ đó, chỉ với những quan sát đơn giản qua chỉ tỷ lệ EPS Growth Rate bạn có thể dễ dàng đánh giá xu hướng tăng trưởng của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Điều chỉnh EPS như thế nào khi có dấu hiệu bị bóp méo?
Trong thực tế, do tính phổ biến của chỉ số này, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng các thủ thuật tài chính nhằm thổi phồng lợi nhuận và tác động đến các chỉ số định giá.
GoValue đưa ra 2 trường hợp điển hình, giúp bạn nhận biết và có điều chỉnh phù hợp trong các định giá của mình:
EPS không bao gồm các khoản mục bất thường
Bạn tưởng tượng một công ty đang sở hữu 4% cổ phần tại công ty khác. Gần đây, giá cổ phiếu này tăng lên 200% so với thời điểm công ty mua vào.
Ban lãnh đạo đã quyết định bán toàn bộ lượng cổ phiếu. Giao dịch này đem về một khoản thu nhập lớn cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, khoản thu nhập này được xem là bất thường, không có gì đảm bảo trong tương lai công ty sẽ lại có một khoản thu nhập như vậy.
GoValue khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng, loại bỏ các khoản thu nhập bất thường khi tính toán chỉ số EPS.
Khi đó EPS được điều chỉnh lại theo công thức sau:
EPS chỉ bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi còn tiếp diễn
Bạn đang sở hữu cổ phiếu một doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu, với chuỗi cửa hàng rộng khắp hơn 1.500 điểm với EPS là 5.500 đồng.
Tuy nhiên, thị trường bán lẻ bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa và ảnh hưởng cạnh tranh từ thương mại điện tử.
Nhằm tiết giảm chi phí, ban lãnh đạo công ty quyết định đóng cửa 300 cửa hàng thua lỗ, đồng thời bán lại toàn bộ mặt bằng cho một đối tác khác.
Quyết định đóng cửa 300 cửa hàng đã mang về cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận đáng kể trong kỳ.
Về mặt lý thuyết, EPS đã tăng từ 5.500 đồng ở kỳ trước lên 6.800 đồng.
Tuy nhiên có 2 điểm nhà đầu tư phải thực sự lưu ý.
Thứ nhất, đây là khoản thu nhập bất thường không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ chỉ hoạt động với 1.200 cửa hàng trong các kỳ tới thay vì 1.500 cửa hàng như trước đây.
Do đó, việc tính toán EPS cần điều chỉnh lại theo công thức sau:
EPS cơ bản và EPS pha loãng
Chỉ số EPS gồm 2 loại là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.
EPS cơ bản là khái niệm GoValue đã giới thiệu ở phần mở đầu và cách tính cũng như cách sử dụng đã được trình bày ở các phần trên.
EPS pha loãng (Dilluted EPS) là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…
Chỉ số này có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chỉ số EPS pha loãng được tính sẵn trên Cafef
…hoặc trong phần thuyết minh của báo cáo kết quả kinh doanh.
Tải ngay BCTC Kiểm toán năm 2016 của CTCP Tập đoàn Vingroup để tham khảo EPS pha loãng tại đây.
Bottom lines?
EPS là một trong những chỉ số phân tích nhanh được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường.
Tuy nhiên…
Trong nhiều trường hợp chỉ số này vẫn bộc lộ một vài điểm hạn chế như:
- Lợi nhuận lũy kế có thể âm nên khi kết hợp để tính chỉ số P/E sẽ không còn ý nghĩa. Trường hợp này bạn có thể sử dụng chỉ số P/B để thay thế.
- Chỉ số EPS chỉ đơn thuần phản ánh giá trị tuyệt đối của lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Do đó nó không phản ánh đầy đủ chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như chất lượng báo cáo tài chính.
Điều quan trọng bạn cần hiểu được ưu nhược điểm của chỉ số EPS và cách áp dụng sao cho hợp lý.
Nếu có thể bạn nên dành thêm thời gian để tìm hiểu các chỉ số và phương pháp định giá khác mà GoValue đã chia sẻ:
- Sử dụng chỉ số EPS theo phương pháp Katsenelson Absolute PE để lựa chọn cổ phiếu.
- 9 cách định giá cổ phiếu đơn giản nhất trong đầu tư.
Bên cạnh đó, Value Investing Masterclass 2.1 – Lớp học đầu tư giá trị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, do GoValue tổ chức cũng sẽ giúp bạn tìm được những cơ hội đầu tư tốt nhất.
Thông tin chi tiết về khóa học bạn có thể tham khảo tại đây: Value Investing Masterclass 2.1.
Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu chỉ số eps là gì và cách áp dụng trong đầu tư chứng khoán. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi liên quan hay comment bên dưới, đội ngũ GoValue sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất.
72 thoughts on “EPS là gì? Hướng dẫn áp dụng chỉ số EPS trong đầu tư”
Cho mình hỏi các số 6/12 và 3/12 trong ví dụ tính lượng cổ phiếu bình quân lưu hành của Vin là ở đâu ra và có ý nghĩa như thế nào ?
Cảm ơn ad
Đây là thời gian cổ phiếu (tăng thêm) lưu hành bạn nhé.
6/12 là lưu hành 6 tháng (vì phát hành từ Tháng 7)
3/12 là lưu hành 3 tháng (phát hành từ tháng 10)
Ở đây GoValue lấy ví dụ đơn giản để bạn thấy được cách tính thôi. Còn thực tế thì DN tính cho bạn rồi, có thể xem phần thuyết minh bctc về EPS nhé.
Giả sử năm 2019 công ty có số lượng cổ phiều bình quân lưu hành là 1000 với EPS là 5000. Năm 2020 số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành tăng lên 1500 với EPS là 4500. Vậy EPS có tăng Trưởng trong trường hợp này? Cách tính tăng trưởng EPS trong các trường hợp số lượng cổ phiếu thay lưu hành thay đổi ( tăng lên)
không bạn nhé,
Như thế là lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) bị giảm đi trong năm 2020 rồi.
Cho mình hỏi là Cổ phiếu lưu hành của năm 2019, ví dụ là 1 triệu cp. Tháng 6/2019 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2018 tỉ lệ 5:1. Vậy bình quân cổ phiếu có điều chỉnh cho năm 2018 luôn không ạ. Và nếu điều chỉnh thì mình lại phải tính lại EPS cho năm 2018 phải ko bạn. Mình cảm ơn!
Không cần thiết đâu bạn, tính điều chỉnh cho 2019 là được rồi nhé
says:
Anh cho em hỏi tại sao nhiều trường hợp lợi nhuận tăng mà eps lại giảm.Có phải vì khối lượng cổ phiếu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận? Trong trường hợp này tính eps growth rate dựa vào tỉ lệ tăng lợi nhuận sau thuế được ko?
Đúng rồi em nhé,
Khi đó, em cần tính toán lại xem là với số lượng cổ phiếu (mới) không đổi này, thì EPS growth là bao nhiêu?
Bởi nếu chỉ xét tăng trưởng LNST thì sẽ không thấy được liệu DN có đang sử dụng tốt phần nguồn vốn tăng thêm này hay không
Cho mình hỏi cách tính EPS theo quý theo phương pháp CANSLIM. LNST thì lấy của quý đó, còn các chỉ số khác giống như công thức không? Cám ơn Govalue?!
Tính EPS quý thì bạn lấy LNST quý / Số lượng cổ phiếu lưu hành
Hi bạn,
Cho mình hỏi là nếu tính EPS, P/E, P/B, ROA, ROE, Beta doanh nghiệp giai đoạn 2015-2019 thì mình làm như thế nào ạ? Lấy trung bình từng năm hay chỉ lấy tại thời điểm của 2019?
Xin giải đáp thắc mắc giúp mình với.
Cám ơn bạn!
Bạn tính chỉ số tài chính của năm nào, thì phải lấy số liệu năm đấy chứ
Cảm ơn chia sẻ hữu ích của Govalue. Mình có 1 thắc mắc trong bài có nói : “Lợi nhuận lũy kế có thể âm nên khi kết hợp để tính chỉ số P/E sẽ không còn ý nghĩa. Trường hợp này bạn có thể sử dụng chỉ số P/B để thay thế”. Có thể giải thích rõ hơn lợi nhuận lũy có thể âm trong trường hợp như nào và vì sao lại dùng P/B thay thế với ak? Xin cảm ơn
Cho tớ hỏi, trong ví dụ ở trên, tại sao khi DN mua vào CP quỹ thì lượng cổ phiếu lưu hành lại giảm đi?
Vì cổ phiếu quỹ không được phép giao dịch trên thị trường nữa nên số lượng cổ phiếu lưu hành (được phép giao dịch) sẽ giảm đi bạn nhé.
Cp của quỹ vẫn đc giao dịch trên thị trường à, mình lại tưởng nó ko đc giao dịch chứ
Vẫn được nha bạn
Cảm ơn bài viết của các bạn!
Cho mình hỏi thêm: tại sao trong công thức lại ghi (+,-) khoản mục bất thường, (+,-) hoạt động kinh doanh ko còn tiếp diễn, trong khi những cái này được ghi trong bài là “loại bỏ” (mình hiểu là trừ thôi, sao công thức lại có cả cộng)?
Khoản mục bất thường ở đây có thể là chi phí, hoặc là doanh thu bạn nhé.
Doanh thu bất thường thì loại trừ đi, nhưng chi phí bất thường (DN đã trừ đi trên bctc) sẽ cần phải được cộng lại để hợp lý (vì không phải lúc nào cũng có chi phí bất thường này)
Xin cảm ơn bài viết của các bạn!
Cảm ơn bạn ^^