Hơn 80% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thua lỗ.
Việc không có kinh nghiệm chuyên môn nhưng lại liên tục rót tiền vào thị trường chứng khoán với mong muốn kiếm lợi nhuận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.
Chính vì vậy, các quỹ đầu tư xuất hiện nhằm giúp nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư không chuyên, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro và đảm bảo mức lợi nhuận ổn định.
Quỹ mở là gì?
Quỹ mở là một quỹ đầu tư tập thể, được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư với mục địch tìm kiếm lợi nhuận từ các tài sản niêm yết như: chứng khoán, bất động sản và các tài sản đầu tư khác.
Đây là một hình thức đầu tư tài chính gián tiếp, thay vì tự đầu tư chứng khoán, bạn sẽ “thuê” những người có kinh nghiệm và kiến thức đầu tư giúp bạn bằng việc mua các chứng chỉ quỹ (CCQ) do quỹ phát hành.
Trái ngược với quỹ mở là các quỹ đóng, tôi sẽ giải thích sự khác nhau và những ưu điểm, cũng như nhược điểm của 2 loại quỹ này trong phần sau.
Đầu tư quỹ mở khác gì với việc bạn tự đầu tư?
Khi tự đầu tư, bạn muốn mua cổ phiếu A, B, C, và D thì bạn sẽ phải mua từng cổ phiếu đó. Chưa kể, với số vốn ít ỏi, bạn có thể còn chả mua đủ số cổ phiếu trên.
Nhưng đầu tư vào quỹ mở thì khác.
Bạn chỉ cần mua chứng chỉ quỹ của quỹ sở hữu danh mục đầu tư vào những cổ phiếu trên là được.
Thậm chí, chỉ sở hữu 1 chứng chỉ quỹ thôi, là bạn cũng đã sở hữu 1 danh mục các mã cổ phiếu (theo tỷ lệ) trên số vốn đầu tư của mình.
Định mức đầu tư vào quỹ mở tại Việt Nam khá thấp, chỉ cần số vốn tầm 2 – 3 triệu đồng.
Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút
Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.
Truy cập website: www.simplize.vnĐây chính là sự tiện lợi khi đầu tư vào quỹ.
Chưa kể, với danh mục của quỹ, tỷ trọng các mã cổ phiếu đã được tối ưu, nhằm đạt mức lợi nhuận cao nhất nhưng với rủi ro là thấp nhất.
Còn nếu bạn tự đầu tư, thì tỷ trọng danh mục cổ phiếu thường sẽ là chia đều cho số vốn, hoặc nếu có phân bổ, thì cũng không được tối ưu. Hiệu quả đầu tư của bạn khi đó sẽ không cao.
Đầu tư vào quỹ mở như thế nào?
Đầu tư vào quỹ mở khá đơn giản.
- Bước 1: Điền vào Đơn Đăng Ký. Đơn đăng ký được cung cấp tại các địa điểm phân phối và trên trang thông tin điện tử của quỹ mà bạn muốn đầu tư.
- Bước 2: Bạn cung cấp CMND bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu).
- Bước 3: Chuyển tiền thanh toán số tiền mua CCQ từ tài khoản ngân hàng đứng tên của bạn.
Bạn sẽ mua chứng chỉ quỹ theo giá trị tài sản ròng (NAV) hiện tại của quỹ.
Giá trị tài sản ròng là giá trị thị trường của tài sản của quỹ vào cuối mỗi ngày giao dịch, sau khi trừ đi các khoản nợ và chia cho số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành.
NAV = (Giá trị thị trường – Nợ) / Số lượng CCQ lưu hành
Giá NAV có vai trò quan trọng trong việc đầu tư vào quỹ mở:
- Chúng được sử dụng để xác định giá trị nắm giữ của bạn trong quỹ mở. Bằng số lượng CCQ nắm giữ nhân với giá một CCQ.
- NAV là giá mà CCQ mới được mua hoặc mua lại.
NAV sẽ thay đổi hàng ngày, vì các quỹ thường xác định giá trị thị trường của tài sản của họ vào cuối ngày giao dịch.
Sự thay đổi giá NAV được công bố định kỳ trên trang web của quỹ.
Tôi thu lợi nhuận từ quỹ mở ra sao?
Giả sử, số vốn ban đầu của bạn là 600 triệu. Và bạn quyết định đầu tư vào 1 quỹ mở.
Giá NAV của quỹ hiện là 12.000 đồng/CCQ.
Như vậy, bạn sẽ sở hữu 600.000.000/12.000 = 50.000 CCQ
…Trên thực tế, khi thực hiện giao dịch mua hay bán CCQ, bạn sẽ phải chịu một khoản phí nhất định, giống như đầu tư cổ phiếu.
Nhưng mục đích của ví dụ này là giúp bạn có thể hiểu được cách thức tìm kiếm lợi nhuận từ quỹ, nên tôi sẽ giả sử các khoản phí giao dịch này bằng 0…
Sau nửa năm nắm giữ, giá NAV hiện giờ là 15.000 đồng/CCQ
Như vậy, lợi nhuận ước tính của bạn là: (15.000 – 12.000) x 50.000 = 150.000.000 đồng.
Lúc này, bạn có 3 sự lựa chọn:
- #1: Chốt lời bằng việc bán toàn bộ, hoặc một phần trong số 50.000 CCQ của bạn với mức giá NAV 15.000 đồng/CCQ cho quỹ; hoặc
- #2: Tiếp tục nắm giữ 50.000 CCQ trên; hoặc
- #3: Gia tăng vốn đầu tư vào quỹ, bằng cách mua thêm CCQ với mức giá NAV 15.000đ hiện tại.
Cách thức có vẻ khá giống với việc đầu tư cổ phiếu.
Đúng vậy!
Ngoại trừ việc, đầu tư cổ phiếu là đầu tư vào 1 cổ phiếu xác định, còn đầu tư quỹ mở là đầu tư vào 1 danh mục cổ phiếu đã được tối ưu.
Quỹ mở và Quỹ đóng khác nhau như thế nào?
Quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành CCQ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ.
Quỹ sẽ không thực hiện việc mua lại CCQ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại.
Do vậy, để tạo thanh khoản, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), CCQ quỹ đóng được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Giữa Quỹ mở và Quỹ đóng có sự khác biệt khá rõ ràng.
Ở đây, tôi sẽ phân tích thêm về “Tính ổn định về vốn” của quỹ.
Đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm đối với quỹ mở.
Ưu điểm là việc bạn có thể bán CCQ để thu lời (hoặc tình huống xấu là cắt lỗ) bất kỳ lúc nào, do quỹ mở luôn phải duy trì một lượng tiền mặt.
Điều này khiến hình thức quỹ mở thu hút được nhiều người tham gia hơn là quỹ đóng.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này cũng đến từ Tính không ổn định về vốn. Đó là làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của quỹ mở.
Cụ thể:
Chiến lược đầu tư của quỹ là không thay đổi.
Nhưng với việc số vốn đầu tư luôn biến động, thì quỹ mở cần phải quản trị danh mục một cách hiệu quả nhất.
Hiệu quả ở đây có nghĩa là:
- Lợi nhuận ổn định dài hạn
- Thua lỗ thấp, ở mức chấp nhận được. Tránh tình trạng nhà đầu tư ồ ạt rút vốn, khi đó hậu quả sẽ khôn lường.
- Đảm bảo thanh khoản cho CCQ của nhà đầu tư…
Như vậy, quản trị rủi ro của quỹ, theo tôi, còn quan trọng hơn là việc tìm kiếm lợi nhuận.
Danh sách các quỹ mở tại Việt Nam
Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều quỹ mở được thành lập với mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau.
Với chiến lược đầu tư khác nhau, tỷ suất lợi nhuận của các quỹ cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: Quỹ đầu tư trái phiếu VFF thì tỷ suất sinh lời khá ổn định. Trong khi quỹ cổ phiếu thì lợi nhuận sẽ chịu tác động từ thị trường.
Những tiêu chí đánh giá khi bạn “gửi gắm” tiền vào quỹ mở
Với những nhà đầu tư không chuyên…
Quỹ đầu tư là sự lựa chọn tốt để tìm kiếm lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn, nếu bạn chọn đúng quỹ uy tín.
Vậy nên lựa chọn quỹ mở dựa trên những tiêu chí nào?
Dưới đây là 4 tiêu chí giúp bạn lựa chọn 1 quỹ đầu tư mở phù hợp.
#1. Chiến lược đầu tư
Chiến lược đầu tư là yếu tố quan trọng khi bạn tiến hành lựa chọn đầu tư vào quỹ.
Bạn có thể tìm thấy chiến lược đầu tư tại trang web của quỹ hoặc trong bản cáo bạch.
Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro, lợi nhuận kỳ vọng của bản thân mà bạn lựa chọn cho mình 1 quỹ mở phù hợp.
Ví dụ bạn là người không chịu được rủi ro, mong muốn khoản tiền đầu tư của mình sinh lời ổn định, nhưng vẫn cao hơn gửi lãi ngân hàng, thì các quỹ đầu tư trái phiếu có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
#2. Mức phí đầu tư
Tất nhiên, việc mua chứng chỉ quỹ cũng giống như việc bạn mua cổ phiếu.
Do vậy, bạn cần xem xét các loại chi phí khi đầu tư vào 1 quỹ mở. Như phí mua chứng chỉ quỹ, phí mua lại (bán) CCQ, phí quản lý tài khoản…
Trong đó, phí quản lý tài khoản của các quỹ thường dao động từ 1% – 2,2%/năm.
Hay phí mua lại chứng chỉ quỹ, có quỹ sẽ miễn phí khi bạn nắm giữ CCQ trên 18 tháng. Nhưng cũng có quỹ thu phí từ 0,25% – 2,5% (tính trên giá trị bán) tùy thuộc vào thời gian bạn nắm giữ CCQ.
Những thông tin về các loại phí, bạn có thể tìm thấy trên website hoặc bản cáo bạch của quỹ.
#3. Hiệu quả đầu tư trong dài hạn
Số liệu về hiệu quả đầu tư phản ánh năng lực của quỹ trong việc quản lý có hiệu quả tài sản, quản trị rủi ro tốt.
Tỷ lệ thua lỗ phải nằm trong giới hạn cho phép.
Nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà xem nhẹ sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Đối với quỹ mở:
Điều then chốt là khả năng quản trị rủi ro tốt để giúp quỹ tồn tại và duy trì tỷ lệ tăng trưởng đều đặn
Việc quan sát lợi nhuận của quỹ trong dài hạn giúp bạn đánh giá:
- Chiến lược và mục tiêu mà quỹ đề ra liệu có thực tế?
- Việc quản trị rủi ro của quỹ có hiệu quả? Trong thời kỳ thị trường đi xuống, quỹ có thể “bảo vệ” được tiền của nhà đầu tư?
Bạn nên xem lịch sử về hiệu quả đầu tư của quỹ, ít nhất trong 3 – 5 năm.
#4. Thông tin công khai, minh bạch
Tất nhiên, các thông tin trên: chiến lược đầu tư, hiệu quả đầu tư hay các loại chi phí…
…chúng cần được công bố công khai, minh bạch trên website của quỹ, hoặc qua email cho nhà đầu tư.
Bonus: Tự đầu tư chứng khoán “theo chân” các quỹ mở
Quỹ mở phù hợp với những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư dài hạn nhưng không có thời gian theo dõi sát thị trường.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tự mình đầu tư thì vẫn có cách.
Đó là đầu tư “theo chân” các quỹ mở.
Các quỹ mở sẽ công bố tỷ trọng danh mục, thậm chí là tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Việc của bạn là…
…Lựa chọn quỹ có chiến lược đầu tư phù hợp, và phân bổ dựa theo danh mục của quỹ.
Thậm chí, chỉ cần theo 5 mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của quỹ là được.
Lý do là quỹ đầu tư đã giúp bạn đánh giá và tìm ra những doanh nghiệp phù hợp. Cùng với đó là việc phân bổ danh mục để đạt được hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là danh mục đầu tư các quỹ mở tính tới 31/12/2018
Hi vọng, thông qua bài viết này có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi quỹ mở là gì, và có thêm cho mình một kênh đầu tư hiệu quả.
Đầu tư vào quỹ là một lựa chọn thú vị và hấp dẫn bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như vàng, chứng khoán hay bất động sản…
77 thoughts on “Quỹ mở là gì? Tiêu chí và Kinh nghiệm đầu tư vào quỹ mở”
Cám ơn ad, bài viết thực sự hữu ích cho những ai muốn đầu tư mà có số vốn nhỏ.
Cám ơn bạn Huyên đã ủng hộ GoValue 🙂
Những bài viết của các bạn thật giá trị. Tại sao bạn lại cho rằng ko nên đầu tư Forex?
Cám ơn bạn đã ủng hộ GoValue. Forex là đặt cược tỷ giá hối đoái, bạn không sở hữu tài sản, ngược lại hoàn toàn với đầu tư chứng khoán.
Với cổ phiếu bạn là cổ đông trọn đời, trừ khi bạn bán cổ phiếu đó đi.
Sau khi tìm đọc loạt bài về quỹ mở thì đây là bài viết chi tiết và dễ hiểu nhất ạ, lại còn kèm theo list QĐT cho mọi người tham khảo nữa. Rất cảm ơn anh ạ. xD
Rất vui vì bài viết có ích với bạn 🙂
Cảm ơn a về bài viết ạ! E muốn hỏi là tỷ trọng các cổ phiếu mà các quỹ mở đầu tư bao lâu mới công bố 1 lần ạ? Và nếu giá CCQ tăng nhưng mình vẫn giữ thì cuối năm mình có được lãi gì k? Hay mình phải bán ra CCQ mới nhận được lãi chênh lệch
Thường thì hàng tháng các quỹ sẽ có báo cáo về hiệu quả đầu tư, và trong đó có nhắc đến ~5 khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục.
Em cần phải bán ra mới có lợi nhuận nhé!
Tôi rất quan tâm mong được hỗ trợ thêm
Bạn cần hỗ trợ gì?
Xin cảm ơn!
Xin chào. Khi mình đầu tư vào quỹ ngoài việc tăng trưởng, thì mình có nhận được cổ tức hay cổ phiếu không ạ?
Đầu tư vào quỹ mở là việc bạn mua 1 lượng Đơn vị đầu tư tại 1 mức giá nhất định.
Trong đó, mức giá hay giá 1 ĐVĐT = NAV (Giá trị ròng tài sản quỹ) / Số lượng ĐVĐT
Khi doanh nghiệp nhận cổ tức, thì Quỹ đang nắm giữ cổ phiếu của DN đó cũng sẽ nhận được cổ tức, số tiền cổ tức này sẽ làm tăng NAV của quỹ. Với số lượng ĐVĐT không đổi, thì Giá 1 đvđt sẽ tăng lên.
Hiểu đơn giản là, bạn cũng sẽ nhận (gián tiếp) được số cổ tức này.
Bài viết rất hay!
Anh cho em hỏi thêm làm sao để có được danh mục đầu tư của các quỹ mở theo nguồn của SSI như trong bài viết?
Bạn cứ lên website của quỹ, tìm báo cáo hàng tháng, hoặc báo cáo quý (năm) là có.
Đây là thông tin public của quỹ, nên bạn yên tâm là sẽ tìm được
Anh nghĩ sao về công cụ đầu tư số (quỹ mở) SaveNow có sẵn trong danh sách dịch vụ của ViettelPay? Cá nhân anh có khuyên dùng SaveNow đối với các tầng lớp học sinh hay không?
Cảm ơn anh đã chia sẻ kiến thức về quỹ mở. Thông tin rất hữu ích.
Rất tiếc là mình chưa sử dụng (thực tế là mình còn không biết tới dịch vụ này của ViettelPay) nên không thể đưa ra lời khuyên với trường hợp này được =)))
Nhưng theo mình hiểu, thì có thể ViettelPay sẽ chỉ là bên trung gian, kết nối giữa Quỹ đầu tư với Nhà đầu tư.
Khi đó về bản chất thì bạn đều sẽ phải tìm hiểu xem là:
– ViettelPay hợp tác với những Quỹ đầu tư nào? Chiến lược đầu tư ra sao?
– Thông tin công khai, minh bạch ra sao?
– Hiệu quả đầu tư như thế nào?
– Thậm chí, nếu có tranh chấp thì xử lý ntn?
…
Cho em hỏi,
Bên chứng khoán mình còn có hình thức nhận lãi tức từ số cổ phiếu. Còn bên quỹ mở chỉ có một hình thức là bán CCQ để lấy lời thôi phải không ạ?
Lợi nhuận từ quỹ mở trung bình có thể lên 10%/năm ko?
Chào bạn,
Giá CCQ = Tổng vốn đầu tư / Số lượng CCQ lưu hành,
Vì thế, khi Cty quản lý quỹ nhận cổ tức từ cổ phiếu, thì VĐT của quỹ cũng đã tăng lên tương ứng, và khi đó, giá CCQ cũng tăng theo…
Tức là bạn cũng đã nhận (gián tiếp) cổ tức từ cổ phiếu nha.
Còn về lợi nhuận thực tế, thì bạn sẽ cần phải theo dõi kỹ Quỹ mà bạn định tham gia:
– Họ đầu tư vào đâu? hay Chiến lược đầu tư của họ là gì?
– Tính công khai, minh bạch?
– Hiệu quả đầu tư trong quá khứ (có ổn định hay không?)…
Tất nhiên, hiệu quả đầu tư trong quá khứ chưa chắc sẽ phản ánh đúng trong tương lai, nhưng đây vẫn là 1 điểm mà bạn cần quan tâm.