Đây là câu hỏi cực kỳ hay mà GoValue vừa nhận được:
Mình rất muốn nghe GoValue chia sẻ về:
Đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hiện tại (quốc tế và nội tại), tầm nhìn 1 – 2 năm và những mã cổ phiếu cụ thể nên nắm giữ trong khoảng thời gian này?
Câu hỏi này vừa có tính bao quát, vừa đòi hỏi độ chi tiết rất cao.
Vừa phải có góc nhìn Top-down (vĩ mô, macroeconomics) và vừa phải chọn lọc chi tiết đến cổ phiếu (vi mô, microeconomics).
Trả lời chi tiết câu hỏi trên, lời khuyên đầu tiên của tôi là:
Nhà đầu tư nên TỪ BỎ việc ra quyết định dựa trên các phán đoán về vĩ mô hoặc thị trường
Theo dữ liệu mới nhất, tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 4/2019 ở 3 trung tâm sản xuất lớn của thế giới, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Đức, đều suy giảm với mức tương ứng, 1.3%, 2.7% và 3.1% yoy.
Điều này được lo ngại sẽ gây ra sự giảm tốc hiện hữu của nền kinh tế toàn cầu.
Từ đó kéo theo sự ảnh hưởng đến những thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những lo ngại đến với nhà đầu tư dưới 2 câu hỏi chính:
- Thứ nhất, liệu sẽ có khủng hoảng xảy ra không?
- Thứ hai, có nên mua cổ phiếu ở giai đoạn (1 – 2 năm) tới không?
Tôi là một nhà đầu tư và không phải là 1 nhà kinh tế học.
Tôi vẫn thường xuyên đọc những báo cáo vĩ mô để tham khảo và có góc nhìn cập nhật nhất về môi trường kinh doanh vĩ mô hiện tại, nhưng việc dự đoán kinh tế vĩ mô nằm ngoài khả năng của tôi.
Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút
Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.
Truy cập website: www.simplize.vnThực tế là…
…KHÔNG AI có thể dự đoán được chính xác 100% các yếu tố vĩ mô, kể cả các chuyên gia kinh tế.
Nếu bạn thực sự xem chứng khoán là 1 kênh đầu tư, kiếm tiền nghiêm túc, lâu dài thì tôi khuyên bạn không nên tập trung quá nhiều vào việc phán đoán thị trường và các yếu tố vĩ mô.
Hãy để công việc đó cho những chuyên gia kinh tế.
Các quyết định đầu tư của bạn nên tách rời các quan điểm hoặc “đồn đoán” về vĩ mô, nếu như vị thế hiện tại của bạn là đầu tư.
Đây là 2 câu hỏi để xác định xem vị thế của mình. Liệu bạn có bán hết cổ phiếu của mình khi:
- Trump đăng 1 dòng Tweet nói về việc tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc và S&P 500 giảm mạnh trong phiên ngay sau đó?
- Hàng loạt các chuyên gia kinh tế cảnh báo trên media về 1 cuộc khủng hoảng sắp xảy ra?
Nếu bạn còn nhớ…
Quý I/2018, khi VN-Index giảm mạnh sau 1 giai đoạn tăng liên tục từ 2016, hàng loạt chuyên gia kinh tế đăng đàn cảnh báo về 1 chu kỳ 10 năm.
Họ nói rằng 2018 sẽ bắt đầu cho 1 cuộc khủng hoảng khi mà chu kỳ 10 năm vẫn luôn đúng với Việt Nam.
Họ đưa ra rất nhiều con số thống kê để chứng minh cho lập luận này.
Và đến giữa năm 2019, khủng hoảng vẫn chưa xảy ra như dự báo của họ.
Bí mật ở đây là…
Bản thân các chuyên gia kinh tế cũng có phán đoán và dự báo mang tính chất… đám đông.
Họ sợ phải đưa ra dự báo ngược với đám đông đồng nghiệp. Tâm lý chung là:
Nếu mà sai thì cả làng cùng sai, không sao hết.
Nếu mình dự báo ngược, nhỡ mình sai thì lại bị cười cho, chưa kể đến việc ảnh hưởng đến uy tín.
Thế nên, hầu hết các chuyên gia kinh tế thường cố gắng đem các biến số vĩ mô để giải thích cho những biến động của thị trường chứng khoán.
Tôi nói điều này không phải là phủ nhận tầm quan trọng của các chuyên gia phân tích vĩ mô, mà ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng…
…điều quan trọng nhất mà bạn nên tập trung dành thời gian là: “Nghiên cứu doanh nghiệp”.
Warren Buffett tin rằng các chuyên gia kinh tế không đem đến giá trị gì cho nhà đầu tư
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Buffett đã từng chia sẻ về việc ông có nhiều niềm tin vào dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Thực lòng, tôi không quan tâm đến những điều mà các chuyên gia kinh tế nói.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem.
Chúng ta đều thấy các chuyên gia kinh tế với IQ hơn 160. Họ dành cả đời để nghiên cứu kinh tế.
Nhưng bạn sẽ không thấy 1 chuyên gia kinh tế nào được xếp vào hàng siêu giàu, mà giàu lên từ đầu tư cả.
Buffett lấy ví dụ cụ thể về nhà kinh tế học lỗi lạc John Keynes.
Cụ thể:
Keynes đã lỗ rất nhiều khi lướt sóng đầu cơ (trading) chứng khoán trong giai đoạn 1920 – 1930s.
Khi đó, Keynes đã sử dụng phương pháp Top-down để dự đoán chu kỳ tín dụng và mua bán cổ phiếu theo các phán đoán vĩ mô.
Chỉ sau khi Keynes chuyển sang triết lý giá trị (value philosophy), tập trung phân tích và đầu tư vào những doanh nghiệp tốt trong dài hạn thì kết quả đầu tư của ông mới được cải thiện.
Để nhấn mạnh vấn đề, Buffett kết luận rằng:
Nếu bạn nhìn vào suốt lịch sử của các nhà kinh tế học, bạn sẽ thấy họ không kiếm được nhiều tiền từ việc mua bán cổ phiếu.
Thế nhưng mọi người lại nghe và ra quyết định mua bán dựa trên những dự đoán vĩ mô của họ.
Và tôi nghĩ đó chính là vấn đề nguy hiểm nhất.
Vào thời điểm hiện tại…
Khi bạn đang nhìn thấy 1 thị trường hỗn loạn và lo lắng về triển vọng thị trường, thì tôi nghĩ lời khuyên tốt nhất dành bạn đó là:
- Thứ nhất, đọc các quan điểm nhận định về vĩ mô thì tốt thôi, nhưng đừng đặt nặng những quan điểm nó trong các quyết định mua bán của bạn.
- Thứ hai, hãy tắt bảng điện tử và dành thời gian cập nhật thông tin về doanh nghiệp.
- Thứ ba, hãy đặt tầm nhìn của bạn dài hạn, giống như cách những nhà quản trị doanh nghiệp vẫn làm.
Trong Đại khủng hoảng 2007, Warren Bufett từng nói 1 câu kinh điển:
Dù thị trường chứng khoán có thế nào thì doanh nghiệp vẫn sẽ ổn thôi.
Vậy chúng ta nên làm gì?
Hãy chọn những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.
Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư (hoặc dự kiến đầu tư) vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh và tạo ra dòng tiền, lợi nhuận ổn định.
Một thị trường hỗn loạn chỉ đơn giản là cơ hội cho số ít những nhà đầu tư thông minh.
Cá nhân tôi nghĩ rằng:
Chúng ta đều chỉ có 24h mỗi ngày.
Nếu chúng ta tập trung vào những thông tin hỗn loạn, không có ích thì chúng ta sẽ không còn thời gian cho những thông tin cốt lõi giá trị.
Hãy là những nhà đầu tư thông minh.
Thân.
40 thoughts on “Tầm nhìn dài hạn về thị trường trong bối cảnh vĩ mô hiện tại và những cổ phiếu nên nắm giữ”
Cảm ơn những chia sẻ của bạn về quan điểm đầu tư giá trị
Tôi đồng thuận với những quan điểm, suy nghĩ của bạn trong bài viết này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
Cảm ơn Khánh Phan
Bài viết chia sẻ rất giá trị, mình cũng thấy nghiên cứu và đầu tư dài hạn vào những DN tốt sẽ đem lại cho NĐT mức lợi nhuận tốt, bản thân mình tuy cũng mới tham gia TTCK những cũng học và áp dụng phương pháp đầu tư giá trị vào DN và cũng đang có kết quả tốt.
Cám ơn govalue đã chia sẻ.
Bài viết rất hay. Cảm ơn Khánh Phan nhé
Cảm ơn bạn ^^
Cảm ơn bài viết rất hay và nhắc: nên dành thời gian để nghiên cứu doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh của DN.
Cảm ơn anh Khánh Phan,bài rất hay.
Cám ơn bạn đã ủng hộ GoValue 🙂
Cảm ơn bài viết của anh.
cam on chuyen gia .bai viet tuyet voi
Thank u 🙂