Tìm kiếm
Close this search box.
MỤC LỤC
    Add a header to begin generating the table of contents

    Home » Kiếm tiền từ cổ phiếu IPO mới niêm yết (AN TOÀN NHẤT)

    Kiếm tiền từ cổ phiếu IPO mới niêm yết (AN TOÀN NHẤT)

    MỤC LỤC
      Add a header to begin generating the table of contents

      Cuối năm 2019, Yeah1 (YEG) thực hiện IPO và niêm yết hơn 30 triệu cổ phiếu với mức giá chào sàn là 300.000đ/cổ phiếu.

      Đây là mức giá cao kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này.

      Kết cục của YEG khá bi thảm khi giảm hơn 50% chỉ sau 1 tháng.

      Và sau những rắc rối gần đây với Youtube, YEG tiếp tục giảm không phanh và đến thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa của YEG đã giảm hơn 72% (!?).

      Trước khi nói về cách để bạn có thể kiếm tiền từ cổ phiếu IPO mới niêm yết, an toàn nhất, chúng ta sẽ thảo luận 1 chút về việc…

      Tại sao nhà đầu tư lại muốn mua cổ phiếu IPO?

      Tất cả chúng ta, ai cũng muốn làm giàu, kiếm được nhiều tiền và nhanh nhất có thể.

      Ai lại không muốn kiếm tiền nhanh?

      Những nhà đầu tư mua cổ phiếu IPO thường nghĩ rằng, họ mua được cổ phiếu tốt trước người khác.

      Do đó, họ thường kỳ vọng rằng có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng từ việc bán cổ phiếu sau khi cổ phiếu được niêm yết.

      Niềm tin vào việc kiếm tiền nhanh được đẩy lên cao khi có rất nhiều cổ phiếu tăng phi mã sau khi niêm yết.

      Thế nhưng, điều không may là…

      Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

      Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

      Truy cập website: www.simplize.vn

      Lợi nhuận ngắn hạn từ IPO luôn dựa trên hy vọng rằng:

      Sẽ có 1 ai đó trả giá cao hơn mức giá mà bạn đã mua.

      Rất khó để bạn có thể tìm kiếm được lợi nhuận trong dài hạn từ những cổ phiếu này.

      Không chỉ ví dụ về YEG mà theo thống kê từ thị trường chứng khoán Mỹ, mặc dù lợi nhuận bình quân trong ngày đầu tiên niêm yết của cổ phiếu IPO là 9.4% (rất cao!) nhưng kết quả những tháng sau đó thì lại rất tệ.

      Cụ thể:

      Có hơn 71% cổ phiếu giao dịch dưới mức giá IPO, và mức lỗ bình quân trong 1 năm sau đó là -9.7%.

      Chúng ta đều hiểu rằng, sự biến động của thị trường và các yếu tố kinh tế có tác động cực kỳ lớn đến giá cổ phiếu sau khi IPO.

      Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến thua lỗ của nhà đầu tư trong trường hợp này lại đến từ…

      …quy trình IPO và niêm yết cổ phiếu.

      Quy trình này tạo nên sự sai lệch (biased) cực kỳ lớn về giá trị của doanh nghiệp, với 1 mục đích duy nhất: LÀM GIÀU CHO CHỦ DOANH NGHIỆP.

      Sự lừa dối của thị trường

      Quan điểm của Warren Buffett về cổ phiếu IPO rất rõ ràng:

      Một thương vụ IPO về bản chất giống như 1 giao dịch thỏa thuận có tính 1 chiều. Người bán sẽ lựa chọn 1 thời điểm phù hợp nhất để bán cổ phiếu và niêm yết…

       

      …và đương nhiên, đó chắc chắn sẽ không phải là thời điểm có lợi cho bạn.

      IPO và niêm yết 1 cổ phiếu cũng như bạn bán 1 ngôi nhà.

      Người bán sẽ có nhiều lợi thế bởi vì họ luôn là người hiểu rõ nhất ngôi nhà của họ.

      Sẽ có những chỗ bị ẩm mốc, vỡ đường ống nước, tường ngấm nước…

      Người bán có tất cả mọi thông tin bên trong và đương nhiên họ cũng muốn đạt được lợi ích tài chính của họ: Bán được ngôi nhà ở mức giá cao nhất có thể.

      Nười mua sẽ không biết rằng đằng sau lớp sơn mới đẹp là rất nhiều vấn đề về hệ thống bên trong.

      Ở góc độ chủ 1 doanh nghiệp.

      Họ sẽ tìm đủ mọi cách để đẩy những nguồn doanh thu, lợi nhuận ngắn hạn trước khi niêm yết.

      Doanh nghiệp sẽ phải trông thật “đẹp và lộng lẫy” trước khi đem ra bán.

      Đây là công thức chung của mọi thương vụ niêm yết.

      Có 2 điều mà bạn luôn nhớ:

      • Hầu hết chủ doanh nghiệp đều có niềm tin “thái quá” về giá trị cổ phiếu
      • Không chủ doanh nghiệp nào muốn bán cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó

      Và để thực hiện được điều này, chủ doanh nghiệp sẽ cần đến các trợ thủ đắc lực.

      Đó là:

      • Team A: Investment Banking (IB, hay ngân hàng đầu tư) ở các công ty chứng khoán (sell-side)
      • Team B: Nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư (vốn là khách hàng VIP của IB)

      Rất nhiều nhà đầu tư không biết rằng…

      Mức giá chào bán hay niếm yết không phải do thị trường quyết định, mà là xuất phát từ “gợi ý” của IB khi làm việc với doanh nghiệp.

      IB sẽ có động lực trong việc định giá cổ phiếu lên 1 mức vô lý, vì:

      • IB nhận phí hoa hồng từ doanh nghiệp và nếu IB không giúp bán được ở giá cao thì doanh nghiệp sẽ chọn 1 sell-side khác
      • IB phải giúp khách hàng VIP của mình là Team B có được lợi nhuận cao từ thoái vốn (bán cổ phiếu) sau khi cổ phiếu được niêm yết

      Cần phải nói thêm rằng, Team B đã hỗ trợ IB và chủ doanh nghiệp trong giai đoạn trước khi niêm yết.

      Họ sẽ bơm thêm vốn, giúp doanh nghiệp có 1 sự tăng trưởng mạnh mẽ, 1 báo cáo tài chính “đẹp lung linh” và đương nhiên, để đáp lại…

      …chủ doanh nghiệp phải để họ sở hữu cổ phiếu ở mức giá rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức giá niêm yết.

      Điều này để đảm bảo rằng, ngay sau khi niêm yết với mức giá “lừa dối” thị trường, tất cả các team sẽ ngay lập tức có lợi nhuận, bất kể tương lai dài hạn có như thế nào.

      Và để đảm bảo sự chắc chắn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp…

      • Những cuộc Roadshow gặp gỡ nhà đầu tư
      • Những bài báo được mua “với thời điểm tối ưu nhất”
      • Những cuộc phỏng vấn từ chuyên gia

      Tất cả đều có chung 1 mục đích duy nhất:

      Thổi phồng truyền thông (Media).

      Truyền thông là công cụ dễ dàng nhất để mua được sự hưng phấn của đám đông.

      Ví dụ với Yeah1, đây là 1 bài báo có giá 5-8 triệu.

      Nhắc lại để bạn nhớ:

      Người bán (chủ doanh nghiệp) là người lựa chọn thời điểm để bán.

      Và thời điểm đó phải là 1 thời điểm hoàn hảo với tất cả những yếu tố truyền thông hỗ trợ, làm cho đám đông xung quanh đã thực sự hưng phấn.

      Tất cả các thông tin sẽ được thổi phồng tích cực 1 cách thái quá trước những đợt IPO này.

      Với những nhà đầu tư CHƯA CÓ CƠ HỘI mua cổ phiếu “tuyệt vời” này, những hiệu ứng sau đây sẽ xảy ra:

      • FOMO (Fear Of Missing Out): Sợ đánh mất cơ hội “ngàn vàng” có thể kiếm tiền nhanh
      • Confirmation Bias: Ưa chuộng những thông tin nào xác nhận niềm tin hay giả thiết của chính mình
      • Herd Mentality: Tâm lý bầy đàn, “rủ nhau” mua

      Họ sẽ nhảy vào mua cổ phiếu ngay khi cổ phiếu được niêm yết.

      Đó là tất cả những gì chủ doanh nghiệp, IB, và Team B cần (và họ vẫn luôn dành phần thắng trong hơn 100 năm nay).

      Tóm lại…

      Tất cả những gì mà tôi vừa nói ở trên đơn giản là:

      Những cổ phiếu IPO, về cơ bản, tại thời điểm được niêm yết thường sẽ được bán ở mức giá cao hơn giá trị thực của nó (overvalued).

      Tôi biết.

      Tôi hiểu.

      Bạn sẽ tranh luận với tôi rằng:

      Vậy như MWG, HVN hay VJC? Ở Mỹ cũng có Amazon, Google?

      Đó vẫn là những thương vụ IPO thành công và đem lại giá trị rất lớn cho nhà đầu tư trong dài hạn đấy thôi?

      Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng, những thương vụ như thế này chỉ là 1 phần rất ít, thiểu số và “hiếm”.

      Ở đây tôi muốn nói đến phần lớn các thương vụ IPO.

      Trong nghiên cứu của ĐH Florida về tất cả các thương vụ IPO trong 36 năm, từ 1980 đến 2016…

      …các cổ phiếu IPOs có mức sinh lợi bình quân thấp hơn thị trường chung 3.6% mỗi năm, sau 5 năm kể từ khi niêm yết.

      Vậy làm thế nào để kiếm tiền từ cổ phiếu IPO?

      Với tất cả những phân tích ở trên, tôi muốn bạn hiểu rằng:

      Bản chất cốt lõi của hầu hết các cổ phiếu IPOs đều là những doanh nghiệp tốt (hoặc tuyệt vời), nhưng vấn đề là…

      …cổ phiếu luôn được bán ở mức giá quá cao (overvalued) khi mới niêm yết.

      Nghĩa là.

      Lỗi không phải là vì các doanh nghiệp có chất lượng thấp kém, mà lỗi là ở chúng ta khi chấp nhận mức giá quá cao cho nó.

      Vì vậy cách đơn giản nhất để kiếm tiền từ những cổ phiếu này là:

      • (Tự mình) định giá cổ phiếu với đủ sự thận trọng cần thiết
      • Không kỳ vọng (và đầu cơ) ở lợi nhuận ngắn hạn từ biến động giá với hy vọng sẽ bán được cổ phiếu cho người khác trả giá cao hơn
      • Kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường “test”, đánh giá lại cổ phiếu đó (khi cảm xúc hưng phấn của đám đông đã đi qua) và bạn có thể mua ở mức giá hợp lý nhất so với giá trị thực

      Hãy đọc series 6 bước đầu tư cổ phiếu hiệu quả nhất của tôi đã đúc kết được từ hơn 15 năm đầu tư.

      Warren Buffett không bao giờ mua 1 cổ phiếu IPO chỉ đơn giản là vì nó chưa được “test” bởi thị trường.

      Thực tế là…

      Lần cuối cùng mà Buffett mua 1 cổ phiếu IPO là từ những năm 1950s, khi Ford Motor niêm yết.

      Ông cũng khuyên rằng:

      Tôi không nghĩ rằng mua cổ phiếu IPO là việc mà 1 nhà đầu tư cá nhân thông thường nên làm.

      Bạn có thể đặt cược 1 cách ngu ngốc và vẫn có thể may mắn chiến thắng…

      …nhưng đó không phải là việc mà bạn có thể làm cả đời.

      Bottom line

      GoValue, chúng tôi sẽ không bao giờ mua 1 cổ phiếu IPO, mới niêm yết.

      Thông thường tôi sẽ chờ ít nhất 1 – 2 năm sau khi niêm yết để đảm bảo rằng cổ phiếu đã trải qua những đợt kiểm nghiệm, “test” với “sóng gió thị trường”.

      Tôi muốn những “yếu tố kỹ thuật” đằng sau quy trình niêm yết cổ phiếu của chủ doanh nghiệp, IB và Team B sẽ dần biến mất khi sự hưng phấn quá đà của đám đông đã giảm.

      Khi đó cổ phiếu sẽ đi về đúng bản chất giá trị của nó.

      Có thể, tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội mua 1 vài cổ phiếu tốt, ở mức giá thấp (mong là như thế!).

      Nhưng đó là sự lựa chọn và là nguyên tắc, là kỷ luật.

      Tôi tin rằng đó là cách làm AN TOÀN NHẤT.

       

      Chia sẻ bài viết này đến bạn bè:

      Picture of Khánh Phan, FRM

      Khánh Phan, FRM

      Anh Khánh Phan, FRM là Founder của GoValue. Anh có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản trị rủi ro tài chính, và đầu tư chứng khoán. Anh có hơn 5 năm ở vị trí quản lý cấp cao ở Ngân hàng TMCP Quân đội và hơn 5 năm ở vị trí Giám đốc quỹ đầu tư. Anh có 2 năm làm Kiểm toán viên tại KPMG (Kiểm toán Big 4). Anh là 1 trong 10 người đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành chứng chỉ FRM và là người đại diện của GARP (Tổ chức các chuyên gia rủi ro toàn cầu) tại Việt Nam. Follow me:

      22 thoughts on “Kiếm tiền từ cổ phiếu IPO mới niêm yết (AN TOÀN NHẤT)”

      Leave a Comment

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      1. Kevin

        Bài viết hay và chia sẻ chân thật. Cảm ơn bạn.

        1. Phạm Phương Lan

          Cám ơn bạn đã ủng hộ GoValue nhé!

      2. Minh vũ

        Một bài viết tuyệt vời!

        1. Hà Trịnh

          Cám ơn bạn Minh Vũ ^^

      3. nguyenvantrung

        Team b ở đây mình hiểu là các quỹ đầu tư ở giai đoạn công ty cổ phần nội bộ. Họ cũng là cổ đông và mong muốn thoái vốn được cao nhất. Cổ phiếu sau khi được niêm yết thì nhà đầu tư rất dễ lỗ do các yếu tố trên bài viết nêu nhưng mình muốn hỏi giai đoạn chưa niêm yết khi mà các công ty tổ chức roadshow, gặp gỡ các nhà đầu tư lớn. Các nhà đầu tư lớn sẽ đặt cọc or mua luôn số lượng cp sẽ phát hành. Sau đó các nhà đầu tư lớn sẽ làm gì tiếp theo, bán ngay sau khi niêm yết chăng? Or giữ lại để rồi giảm thê thảm? Mục đích họ đầu tư trong giai đoạn trước niêm yết này là gì?

        1. Minh Dũng

          Tùy vào công ty đó tốt hay xấu nữa bạn. Nếu tốt họ có thể mua sở hữu luôn, nhưng có rất nhiều người hợp bán ở những phiên đầu tiên (cổ phiếu sẽ được kéo giá tăng rất mạnh)

      Bạn mới tìm hiểu về đầu tư chứng khoán và chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo Thư viện kiến thức về đầu tư chứng khoán dành cho nhà đầu tư F0 do GoValue hướng dẫn. 

      Khóa học đầu tư giá trị đầu tiên & duy nhất ở Việt Nam – Value Investing Masterclass 2.1

      Dành cho những người muốn xem đầu tư chứng khoán là kênh kiếm tiền dài hạn. Xem chi tiết…

      Xin chào, tôi là Khánh Phan - CEO & Founder của GoValue

      Bạn có thể đăng ký nhận những ý tưởng cổ phiếu mới nhất từ GoValue team ở đây.

      khanh phan frm
      Scroll to Top